Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
27/06/2022 20:40:08

Phân tích hình tượng người lính trong bài " đồng chí " và " bài thơ về tiểu đội xe không kính "

phân tích hình tượng người lính trong bài " đồng chí " và " bài thơ về tiểu đội xe không kính " 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
95
1
1
Châu
27/06/2022 20:40:43
+5đ tặng

Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ là thế hệ sống rất đẹp, rất anh hùng. Họ ý thức sâu sắc về sứ mệnh lịch sử của mình, trong gian khổ, hy sinh vẫn phơi phối lạc quan. Như lời nhà thơ Tố Hữu, họ là thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Chính vì vậy, mãi mãi các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam vẫn tự hào, khâm phục và biết ơn.

Những người lính trong bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cho thấy hình ảnh người lính trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ có những nét chung. Đó là lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ sống lạc quan, có tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết, thái độ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, một lòng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Tuy nhiên, ở mỗi bài thơ, hình ảnh người lính lại có những nét riêng. Người lính trong bài thơ “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, từ thân phận nô lệ nghèo khổ mà đi vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Họ đến với cách mạng bằng niềm tin và hi vọng có thể tự giải phóng mình ra khỏi kiếp đời nô lẹ, lầm than.

Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ lý tưởng cách mạng gắn với độc lập, tự do của tổ quốc gắn với chủ nghĩa xã hội. Họ hầu hết là những chàng trai trẻ tuổi Hà Nội, bỏ lại sau lưng cuộc sống tươi đẹp dấn thân vào chiến trường gian khổ, cùng nhân dân miền Nam chống Mỹ cứu nước.

Họ có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình. Họ sống trẻ trung, yêu đời, lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Hình ảnh của họ được thể hiện trong một thời điểm quyết liệt và khẩn trương hơn. Đó là một thế hệ anh hùng, hiên ngang, mạnh mẽ.

Dù ở hai thời đại khác nhau, người lính trong hai bài thơ đều là những đại diện tiêu biểu cho ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì đất nước, quyết chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của nước nhà. Họ là những anh hùng, mang trong mình khát vọng và niềm tin của cả dân tộc.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vy
27/06/2022 20:41:08
+4đ tặng

Bài thơ Đồng chí được Chính Hữu sáng tác vào năm 1948, đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất nhiều thiếu thốn. Qua tác phẩm, Chính Hữu đã khắc họa lên hình tượng người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ xuất thân từ nông dân với tình cảm keo sơn gắn bó và ý chí vượt qua khó khăn.

Tình đồng đội, đồng chí của người lính cách mạng bắt nguồn từ đâu? Câu hỏi ấy được Chính Hữu lý giải trong những câu thơ đầu tiên:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

Những người lính cách mạng trong bài thơ tham gia cuộc kháng chiến đều xuất thân từ nông thôn, chưa từng quen biết nhau từ trước. Đúng như Nguyên Hồng đã viết: “Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ”, họ có người đến từ miền biển, có người đến từ đồi núi. Nhưng tất cả họ đều lớn lên từ những vùng cơ cực, lớn lên trong cảnh nghèo khó, lam lũ, vất vả. Sự tương đồng trong xuất thân ấy đã giúp họ gần nhau, quen nhau và gắn bó với nhau. Và hơn hết, chất keo kết dính tạo nên tình cảm keo sơn ấy chính là họ có cùng lý tưởng chiến đấu, cùng ý chí tình cảm “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, cùng san sẻ khổ cực, khó khăn “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Để rồi khép lại đoạn thơ đầu là dòng thơ chỉ với một từ “Đồng chí”. Dòng thơ đặc biệt này làm thêm ý tình sâu sắc của đoạn thơ, giải thích được vì sao những người lính cách mạng đã gắn bó thân thiết máu thịt với nhau. Câu thơ như một nút nhấn nổi bật trong bản nhạc, là sự thăng hoa và kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình cảm.

Sau những điểm chung về xuất thân, lý tưởng, tình cảm, những biểu hiện của tình đồng chí lần lượt được khắc họa trước mắt người đọc với những tình cảm thiêng liêng cao đẹp, quyết định sự thắng bại của mọi cuộc chiến. Đó là sự cảm thông sâu sắc tâm tư, nỗi lòng chân thực đầy xúc động của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Tình đồng chí là cùng nhau chia sẻ thiếu thốn gian lao trên đường chiến đấu:

“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”

Đặc biệt hơn nữa là cùng vượt qua những cơn sốt rét rừng:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”.

Các câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau đã diễn tả sinh động sự gắn bó chia sẻ của mọi cảnh ngộ mà người lính gặp phải. Có vui, có buồn, có khổ cực, xót xa. Nhưng điều quan trọng nhất là họ đã cùng nhau vượt qua tất cả, cùng nhau san sẻ những khó khăn:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Câu thơ như hình tượng gợi tả sự cảm thông ấm áp, biểu hiện cho tình đồng chí thiêng liêng, lý giải cho sức mạnh tinh thần của người lính vượt mọi khó khăn, thiếu thốn trong thời kỳ máu lửa với đầy thử thách:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Những người lính đứng giữa trời trong tư thế hiên ngang, chủ động chiến đấu, không ngại tiết trời lạnh lẽo. Hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến trận cũng không triệt tiêu được tinh thần lạc quan của những người chiến sĩ với hình ảnh:

“Đầu súng trăng treo”.

Bức tranh đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong một đêm phục kích “chờ giặc tới” tại cánh rừng hoang vắng lại được tô điểm thêm hình ảnh một vầng trăng treo trên đầu súng. Thú vị biết bao và cũng bất ngờ biết bao. Súng tượng trưng cho chiến tranh, cho chết chóc, trăng tượng trưng cho hòa bình, cho thơ mộng. Súng thì ở gần còn trăng thì treo tít trên cao. Súng là thực tại ác liệt của cuộc chiến đấu vệ quốc của dân tộc, trăng là niềm mơ mộng cuộc sống yên ả, thanh bình. Hai hình ảnh tưởng chừng đối lập ấy lại hòa quyện vào nhau hài hòa đến vậy. Một câu thơ chỉ bốn tiếng nhưng làm sáng lên ý nghĩa của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Ta có thể bắt gặp hình ảnh “Súng ngửi trời” tương tự trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Đây chính là cảm hứng lãng mạn của giai đoạn này, trong gian khổ chiến tranh, người ta vẫn luôn hướng về ngày chiến thắng, trong những tháng ngày cơ cực vẫn nghĩ đến ngày ấm no hạnh phúc. Đó chính là đôi cánh nâng đỡ người lính vượt mọi gian nguy trên chặng đường gian khó.

Anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí có xuất thân từ những người nông dân lao động, giàu tình cảm và ý chí đấu tranh chống giặc, bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh lí tưởng đã gắn bó những người nông dân ấy khoác lên màu xanh áo lính để trở thành đồng đội của nhau. Họ được rèn luyện, thử thách và trưởng thành trong quá trình chiến đấu vô cùng gian khổ. Tất cả tạo nên một tình cảm đẹp: Tình đồng chí.

Bằng nhiều hình ảnh sóng đôi cùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ vừa mộc mạc, vừa chân thực với sức khái quát cao mang dáng vóc của những tráng sĩ thuở trước. Bài thơ có thực, có mơ, tạo cho người đọc những suy tư sâu sắc, những xúc động sâu lắng về sự quả cảm của anh bộ đội cụ Hồ.

4. Phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí - mẫu 2

Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp.

Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.

Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với n

1
0
Thư Nguyễn
27/06/2022 20:53:07
+3đ tặng
Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Và có lẽ vì thế nên mỗi bài thơ đều mang đến sự đồng điệu giữa cảm xúc của người đọc, người nghe và tâm hồn thi sĩ của tác giả. Đặc biệt, những bài thơ gắn liền với hình ảnh người lính trong hai thời kỳ kháng chiến p và chống Mĩ lại càng khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân tộc hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người lính mỗi thời kỳ lại có những nét tương đồng và khác biệt, nên những bài thơ trong mỗi thời kỳ cũng khắc hoạ hình ảnh hai người lính khác nhau, mà tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "bài thơ tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

Sự khác biệt đầu tiên của họ là hoàn cảnh chiến đấu và xuất thân. Những vần thơ của bài "Đồng chí" được Chính Hữu dùng ngòi bút của mình viết nên vào tháng 5.1948. Đây là những năm tháng đầu tiên giặc Pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau cách mạng tháng 8, nên cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả, nhất là đối với hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề ở chiến khu. Hiểu được nỗi đau của dân tộc, những người nông dân nghèo ở mọi nẻo đường đất nước đã bỏ lại sau lưng ruộng đồng, "bến nước gốc đa" để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá."

Khác với Chính Hữu, Phạm Tiến Duật - một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho ra đời "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" vào tháng 5.1969. Thời gian này là cột mốc đánh dấu cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang trong thời khốc liệt nhất. Anh giải phóng quân bước vào chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ ra đi khi vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới tuổi thanh xuân. Những anh hùng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" ấy chẳng màng đến tương lai đang rộng mở đón chào, đôi chân họ bị níu chặt nơi mặt trận vì hai từ "yêu nước".

Và vì hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nên dẫn đến lí tưởng chiến đấu và ý thức giác ngộ cũng không tránh khỏi khác nhau. Trong bài "đồng chí", nhận thức về chiến tranh của người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc. Họ chỉ biết chiến đấu để thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, giành lại tự do, giành lại quyền làm người mà thôi. Trong tim họ, tình đồng chí đồng đội là món quà thiêng liêng, quý giá nhất mà họ nhận được trong suốt quãng thời gian dài cầm súng.

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!"

Còn trong thời chống Mĩ, khái niệm về tinh thần yêu nước, thống nhất nước nhà đã khắc sâu vào tâm trí mỗi con người nơi chiến khu. Họ hiểu được điều ấy là vì giai đoạn này, khi miền Bắc đã đi vào công cuộc xây dựng CNXH thì miền Nam lại tiếp tục chịu đựng khó khăn bởi sự xâm lược của đế quốc Mĩ. Và "thống nhất" trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của dân tộc ta. Trong trái tim chảy dòng máu đỏ của người Việt Nam, những người lính Trường Sơn mang trong mình tinh thần lạc quan, ý chí quyết thắng giải phóng miền Nam cùng tình đồng chí đã hình thành từ thời kháng chiến.

"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Thật thiếu sót nếu như so sánh hai bài thơ mà không nói về vẻ đẹp của chúng. "Đồng chí" là hiện thân của vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí được thể hiện thật tự nhiên hòa huyện trong tinh thần yêu nước mãnh liệt và chia sẻ giữa những người bạn với nhau. Còn "bài thơ về tiểu đội xe không kính" là sự khắc hoạ nổi bật của nét trẻ trung, tinh thần lạc quan, dũng cảm với tinh thần yêu thần yêu nước rừng rực cháy trong tim. Khát vọng và niềm tin của họ được gửi vào những chiếc xe không kính, thứ đưa họ vượt dãy Trường Sơn thẳng tiến vì miền Nam yêu dấu.

Thế nhưng, những người lính ấy, dù trong thời kỳ nào thì cũng có những nỗi nhớ không nguôi về quê nhà. Sống giữa chiến trường với tình đồng chí thiêng liêng, lòng những người nông dân đang quặn thắt mỗi khi hình ảnh mẹ già, vợ dại, con thơ hiện về. họ cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến ruộng đồng bỏ không cỏ dại, gian nhà trống vắng lại càng cô đơn.

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."

Người lính chống Mĩ lại khác, nỗi nhớ của họ là sự vấn vương nơi mái trường, là sự nuối tiếc những trang vở còn tinh tươm. Họ buồn vì phải khép lại ước mơ rực rỡ trên hành trình đi đến tương lai. Nhưng họ hiểu rằng trách nhiệm với quê hương vẫn còn đó, nên họ quyết tâm chiến đấu hết mình. Họ biến con đường ra trận thành ngôi nhà chung gắn kết những trái tim vì tinh thần chống giặc ngoại xâm làm một.

"Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời,
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy."

Bàn về nghệ thuật của hai bài thơ, ta không khó để thấy rằng chúng có nét khác biệt tương đối rõ ràng. Chính Hữu dùng bút pháp lãng mạn, xây dựng trong thơ của mình biểu tượng nên thơ của tình đồng chí: "đầu súng trăng treo". Cảm hứng dâng trào lên rồi lại lắng đọng trong tâm hồn, hoá thành hình ảnh của chiến đấu và hoà bình, mang đến cho đời một bài thơ đầy chất trữ tình nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Ngược lại, Phạm Tiến Duật xây dựng hình ảnh người lính bằng những gì có thực trong cuộc sống chiến đấu gần gũi nhất: "xe không kính". Hình ảnh thơ này thật sự quá độc đáo, khiến người đọc nhiều lần ngỡ ngàng vì sự phá cách và nét đơn giản nhưng cũng ngập tràn chất thơ của "bài thơ về tiểu đội xe không kính".

Nhưng dù khác nhau từ hoàn cảnh, xuất thân cho đến lý tưởng chiến đấu, họ vẫn cùng chung một mục tiêu duy nhất: chiến đấu vì hòa bình, độc lập, tự do của tổ quốc. Họ lấy quyết tâm làm nền tảng, tinh thần làm cơ sở để vững bước đến tương lai được dựng nên bởi tình đồng chí. Dù biết rằng trong cuộc chiến một sống một còn ấy, đã có không ít những người phải hy sinh, nhưng đó lại là động lực lớn hơn chắp cánh cho ước mơ của những người chiến sĩ bay xa, bay cao. Hình tượng người lính ở hai thời kỳ đều chất chứa những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ mà chúng ta cần phải trân trọng và yêu quý.

Nói tóm lại, người lính mãi mãi là biểu tượng tươi đẹp và sinh động nhất của chiến tranh, dù là thời kì phong kiến hay chống Mỹ. Họ hiện lên quá đỗi gần gũi và thân thương, với nghĩa tình đồng đội ấm áp đã, đang và sẽ mãi mãi ấp ủ trong trái tim. Họ là những cây xương rồng rắn rỏi, cố gắng vươn lên giữa sa mạc mênh mông khô cằn. Họ là ngọn đèn thắp sáng con đường của quê hương chúng ta, đưa đất nước đi đến hoà bình và phát triển như ngày hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo