“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
Trích “ Tiếng nói của văn nghệ” (Nguyễn Đình Thi)
Từ nhận định trên, em hãy cảm nhận về “điều mới mẻ” của từng tác giả khi tái hiện hình ảnh hoa cỏ mùa xuân trong các câu thơ sau:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Nghĩa là nghệ thuật phải bám sát thực tế đười sống, lấy đời sống làm chất liệu. Bàn về điều đó, trong Tiếng nói văn nghệ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Chính điều đó làm nên nét đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại – hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
Tác phẩm văn học phản ánh sâu sắc thực tại đời sống, ghi lại cái đã có rồi. Hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn như xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó – xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật…
Thế nhưng, văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.”
Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ). “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
Viết nên tác phẩm Lão Hạc, nhà văn Nan Cao đã lấy gần như nguyên si thực tại của cuộc sống người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và hình ảnh nhân vật Lão Hạc cũng được mô ta dựa trên một con người có thật. Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân Việt Nam đang ở trong tình trạng cùng khổ, càng về sau càng khó. Đó là một cuộc sống chìm ngập trong cô đơn, đói khát, bị kìm kẹp đến nghẹt thở. Cái đói và cái chết như những bóng ma cứ lỡn quỡn xung quanh và có thể vồ chụp lấy con người bất cứ lúc nào. lão Hạc dù đã kháng cự đến cùng nhưng cuối cùng cũng thất bại, phải nhận lấy cái chết thảm thương. Nam Cao giống như một thư kí trung thành, có bổn phận ghi lại chân thực hiện thực ấy.
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Bởi thế, dù có trung thành với hiện thực, nhưng nhà văn không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Truyện ngắn Lão Hạc không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan vốn có mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc dù phải chết nhưng cũng quyết giữ lấy nhân phẩm cao đẹp, giữ lấy mảnh vườn cho con trai lão dù lão chưa hẳn đã tin tưởng nó sẽ trở về. Tất cả những gì còn lại tỏng cuộc đời, Lão Hạc chỉ dùng để bảo vệ hai thứ quý giá ấy: danh dự và đức hì sinh cho con. Đây chính là một điều gì mới mẻ mà nam Cao đã tinh tế phát hiện và phản ánh.
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.
Tư tưởng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là cái tư tưởng được biểu lộ thầm kín. Nam Cao muốn tác phẩm văn học phải là cái sự thực ở đời, người nghệ sĩ không được né tránh điều đó dù có thể làm cho người khác đau lòng vì sự tàn nhẫn của nó. Với ông, phản ánh hiện thực không phải để khinh chê mà là để cảm thông, nâng đỡ, đồng cảm, sẻ chia và tìm kiếm con đường giải thoát cho con người. Với nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã dành cho lớp người cùng khổ trong xã hội một tình yêu thương tha thiết, quý trọng nhân phẩm cao đẹp và không ngừng tôn vinh nó.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc. Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung. Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật (Belinski). Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. Văn nghệ phải vì con người mà nảy sinh và cũng vì con người mà phục vụ. Không có tác phẩm nào có thể trở nên vĩ đại nếu không phản ánh và phục vụ đời sống của con người. Cái phi thực hay siêu thực không thể nào trở nên có giá trị nếu nó không phải là hình bóng của hiện thực. Thế nhưng, cũng không nên là cái hiện thực quá trần trụi và thô tục mà phải được soi chiếu qua lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ phải biết sáng tạo. Chỉ có những cái mới mẻ mới có thể tồn tại mãi mãi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |