Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong làng xã thuộc quyền sở hữu của ai
Câu 1: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong làng xã thuộc quyền sở hữu của ai?
A. Của Vua B. Của quý tộc
C. Của làng xã D. Của binh lính
Câu 2. Văn Miếu được xây dựng vào năm
A.1070 B. 1071 C. 1072 D. 1073
Câu 3. Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời:
A. Nhà Ngô B. Nhà Đinh
C. Nhà Tiền Lê D. Nhà Lý
Câu 4. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám để
A. thờ Phật Tổ. B. làm nơi dạy cho con em các quý tộc.
C. thờ Lão Tử. D. làm lễ tế trời đất, thờ các anh hung dân tộc.
Câu 5. Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?
A. Đạo Nho B. Đạo Lão
C. Đạo Phật D. Đạo Hồi
Câu 6. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?
A. Năm 1075 B. Năm 1076
C. Năm 1077 D. Năm 1078
Câu 7: Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý vào năm nào ?
A. Năm 1009. B năm 1010
C. Năm 1042 D. Năm 1054.
Câu 8: Nhiệm vụ của cấm quân là gì ?
A. Bảo vệ triều đình và hoàng tộc.
B. Bảo vệ vua và kinh thành.
C. Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử và tể tướng.
D. Bảo vệ vua, thái tử, công chúa và các quan đại thần.
Câu 9: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì
A. đây là quê hương của vua Lý.
B. đây là vị trí thuận lợi để phát triển đất nước.
C. đây là vị trí phòng thủ.
D. được sự nhất trí cao của các quan lại trong triều.
Câu 10: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.
C. Trâu bò là động vật quý hiếm.
D. Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 11. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt
A. vì Lê Long Đĩnh chạy sang cầu cứu nhà Tống.
B. vì nội bộ triều Lý mâu thuẩn.
C. để giải quyết khó khăn trong nước.
D. để làm bàn đạp tấn công Chăm Pa.
Câu 12. Lí Thường Kiệt quyết định đánh vào Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm vì đây là
A. căn cứ xuất phát của Quân Tống
B. những địa điểm tập kết quân của nhà Tống
C. nơi tích trữ lương thực và khí giới của quân Tống.
D. kinh đô của nhà Tống
Câu 13. Sông Như Nguyệt là một khúc của sông
A. Thái Bình B. Sông Cầu
C. Sông Lô D. Sông Đà
Câu 14. Lí Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa vì
A. do quân ta yếu thế hơn giặc.
B. thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc.
C. để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân .
D. để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.
Câu 15. Bài thơ thần được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
A. nam quốc sơn hà B. đại việt sử kí toàn thư
C. bách khoa toàn thư D. tụng giá hoàn kinh sư
Câu 16. Nhà Trần thành lập thời gian nào?
A. Năm 1226 B. Năm 1227
C. Năm 1228 D. Năm 1229
Câu 17. Vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Lý là ai?
A. Lý Thánh Tông B. Lý Nhân Tông
C. Lý Chiêu Hoàng D. Lý Công Uẩn
Câu 18. Nhà Trần ban hành bộ luật nào để củng cố pháp luật?
A. Luật Hồng Đức B. Quốc triều hình luật
C. Luật hình thư D. Luật Gia Long
Câu 19. Quân đội thời Trần được tuyển chọn theo chủ trương nào?
A. Quân đội đông. mạnh.
B. Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông.
C. Quân vừa đông vừa tinh nhuệ.
D. Quân văn võ song toàn.
Câu 20. Điểm giống nhau trong phương sách xây dựng quân đội thời Lý và thời Trần là
A. cùng thực hiện chính sách “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
B. cùng thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”.
C. quân đội được chia làm cấm quân và quân địa phương.
D. có các quân đội vương hầu.
Câu 21. Thời Trần chức quan nào trông coi việc đắp đê?
A. Đồn điền sứ. B. Khuyến nông sứ
C. Hà đê sứ. D. Không có chức quan nào.
Câu 22. Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Câu 23. Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh vua Trần đã quyết định như thế nào?
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.
B. Dân biểu xin hàng.
C. Cho sứ giả cầu hòa.
D. Vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
Câu 24. Chiến thắng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ ở
A. Hàm tử B. Đông Bộ Đầu.
C. Tây Kết. D. Sông Bạch Đằng.
Câu 25 Nguyên tắc mà nhà Lí luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là
A. hòa hảo, thân thiện.
B. đoàn kết, tránh xung đột.
C. giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Câu 26. Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá.
Câu 27. Tướng giặc nào chỉ huy quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ 2 và thứ 3 ?
A. Thoát Hoan. B. Ô Mã Nhi.
C. Hốt Tất Liệt. D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 28. Kế hoạch “vườn không nhà trống” là
A. chủ động phản công.
B. phòng thủ, bị động.
C. mang của cải, hoa màu…sang nơi khác.
D. sợ thế mạnh của giặc tự rút lui.
Câu 29. Hội nghị nào là biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ?
A. Hội nghị Bình Than.
B. Hội nghị Diên Hồng.
C. Hội nghị Lũng Nhai.
D. Hội nghị Đông Quan.
Câu 30. Em hãy nối đáp án đúng về mối quan hệ giữa nội dung cột I (nhân vật) và nội dung cột II (Sự kiện)
I. (Nhân vật)
Nối
II. (Sự kiện)
1. Trần Quốc Toản
a. Thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay
2. Các cụ phụ lão
b. Bóp nát quả cam mà không biết
3. Các chiến sĩ
c. Đồng thanh hô “quyết đánh”
4. Trần Quốc Tuấn
d. Viết Hịch Tướng Sỹ.
Câu 1: Cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên có gì giống và khác nhau?
Câu 2. Nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ ntn? Việc tấn công phòng vệ đó có ý nghĩa ra sao?
Câu 3. Theo em mục đích nhân dân xây dựng đền thờ Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn là gì? Là học sinh, em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc?
Câu 1. Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau...Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Trích “Phủ biên tạp lục”)
Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
A. Đời sống xa xỉ của quan lại.
B. Tình trạng tham nhũng của quan lại.
C. Tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân.
D. Các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển.
Câu 2. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVIII. B. Giữa thế kỉ XVIII.
C. Nửa cuối thế kỉ XVIII. D. Cuối thế kỉ XVIII.
Câu 3. Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đó là 1 con sông lớn.
B. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
C. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
D. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
Câu 4. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
A. Năm 1787. B. Năm 1788. C. Năm 1789. D. Năm 1790.
Câu 5. Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long vào thời gian nào?
A. Sáng mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789. B. Trưa mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.
C. Chiều mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789. D. Tối mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.
Câu 6. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của quân……..bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc”.
A. Mãn Thanh. B. Xiêm La.
C. Xiêm,Thanh. D. Minh, Thanh.
Câu 7. Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn
A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
Câu 8. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?
A. An Khê – Gia Lai. B. Tây Sơn – Bình Định.
C. An Lão – Bình Định. D. Đèo Măng Giang – Gia Lai
Câu 9. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 10. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Yêu cầu thống nhất đất nước.
B. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm.
C. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh.
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
Câu 11. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?
A. Doanh điền sứ. B. Tổng đốc. C. Tuần phủ. D. Chương lý.
Câu 12. Tại sao chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả ?
A. Vì nông dân bị trói buộc vào ruộng đất.
B. Vì ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ.
C. Vì chính sách này đã được thực hiện bởi nhà Lê sơ.
D. Vì nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn.
Câu 13. Tại sao thủ công nghiệp thời Nguyễn đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc so với thời kỳ trước ?
A. Do các làng nghề thủ công ở các địa phương phát triển mạnh.
B. Do thợ thủ công ở nước ta dưới triều Nguyễn có tay nghề cao.
C. Do nhà Nguyễn có những chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
D. Do thủ công nghiệp có điều kiện tiếp xúc với những kỹ thuật tiến bộ của phương Tây.
Câu 14. Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây ?
A. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây.
B. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán.
C. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây.
D. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực.
Câu 15. Người có công sáng lập vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai là
A. Trần Thượng Xuyên B. Nguyễn Ánh.
C. Nguyễn Hữu Cảnh. D. Nguyễn Huệ
Câu 16. Thương cảng nổi tiếng của Biên Hoà vào thế kỷ XVIII là thương cảng nào?
A. Cù Lao cảng. B. Sông phố. C. Cù Lao Phố. D. Phố Bến Cá.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. ( 1.5 điểm)
Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo bảng sau :
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa điểm
Câu 2. ( 2 điểm)
a. Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789.
b. Giải thích cho người thân ý nghĩa của việc đặt tên một số trường học, tên đường mang tên Quang Trung- Nguyễn Huệ?
Câu 3. ( 2.5 điểm)
Dựa vào đoạn trích trả lời câu hỏi a:
“Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô lập ra triều Nguyễn; năm 1806 lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương”
Trích Sách giáo khoa Lịch sử 7 trang 134
a. Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
b. Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn ?
2 trả lời
171