1.Mở bài ( đoạn văn / bài văn)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận ( Biết lắng nghe...) - Nếu không phải là đoạn văn
2. Thân bài( đoạn văn / bài văn )
a) Khái quát VĐNL: Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình.
b) Phân tích:
Đưa ra các luận điểm chính:
LĐ 1: Mở mang tầm hiểu biết cũng như rút ra bài học cho chính bản thân mình.
=> Nhận ra những điều bản thân chưa biết cũng như hoàn thiện hơn những điều đã biết.
LĐ 2: Mang lại cho con người nhiều lợi ích quý báu.
=> học được nhiều đức tính tốt: lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội
LĐ 3: không chịu lắng nghe cũng là lúc ta không chịu tiếp thu, bảo thủ với ý kiến của mình
=> không tiến bộ được, " Dậm chân tại chỗ. "
LĐ 4: Là chất keo dính gắn kết mọi người lại với nhau.
=> Gây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh.
LĐ 5: Biết lắng nghe là đức tính vô cùng quan trọng với mỗi người
....
Dẫn chứng:
- Chu Văn An dâng tấu can gián vua chém bảy kẻ nịnh thần nhưng vua không nghe. Hậu quả: triều chính ngày một lũng đoạn.
- Vua nhà Trần tổ chức hội nghị Diên Hồng, Bình Than để lắng nghe ý kiến của các bô lão về kế sách đánh quân Mông Nguyên.
- Tổng thống Abraham và sự lắng nghe những lời khuyên của vợ, của gia đình để có thể bình tĩnh hơn trong mỗi quyết định của mình đặc biệt là trong cuộc nội chiến ở nước Mỹ.
- Trưng cầu ý dân – một nguyên tắc trong việc làm của nhà nước ta là biểu hiện của sự lắng nghe.
- Ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã lắng nghe lời tâm sự của anh thanh niên để phát hiện ra cái đẹp trong tâm hồn anh.
( Đưa ra ít nhất 2 dẫn chứng để khẳng định lại VĐNL )
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận ( hoặc đưa ra một câu nói của ai đó để kết