Thế Lữ - một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, và một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông đó chính là bài thơ Nhớ rừng. Ở khổ thơ đầu của bài thơ, hình ảnh con hổ ''gặm một khối căm hờn'' đã được hiện lên rõ ràng, làm người đọc thấy được nỗi căm hờn của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt đã dồn lại thành hình, thành khối. Từ "gậm'' thể hiện nỗi uất ức khi bị sa cơ, bị kìm hãm trong không gian chật hẹp, không cách nào giải thoát của con hổ, nên nó đành phải gậm nhấm chính cảm xúc của mình. Cụm "ta nằm dài" cùng với từ ''khinh'' cho ta thấy rõ sự chán ghét, thất vọng, chán chường của con hổ trước thực tại tù túng. Con hổ trước đây đường đường là một vị chúa tể sơn lâm cao ngạo, một tiếng gầm gừ cũng khiến muôn loài khiếp sợ, vậy mà giờ đây nó lại là một "thứ đồ chơi'', một thứ mua vui cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ, chịu cảnh chung cuồng với bọn báo , bọn gấu dở hơi, tầm thường. Vị chúa tể muôn loài ấy đã thực sự bất lực với những ngày tháng vô nghĩa, không xứng đáng với danh xưng chúa tể muôn loài. Tóm lại, nhờ việc sử dụng nhiều động từ mạnh, Thế Lữ rất thành công diễn tả hoàn toàn được nỗi phẫn uất, chán ghét kết đọng trong tâm hồn của con hổ, cùng với đó là sự nhục nhã, bất bình khi sa cơ, lỡ vận của vị chúa sơn lâm.