Có 6 nhân tố tác động đến sự hình thành của đất, mỗi nhân tố có vai trò khác nhau:
Đá mẹ: Đóng vai trò cung cấp chất vô cơ cho đất nên quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật và ành hường trực tiếp đến tính chất lí - hóa của đất.
Khí hậu: Trực tiếp là nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành đá mẹ; ảnh hưởng đến việc hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất; tạo môi trường cho sinh vật phát triển.
Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo, quyết định trong việc hình thành đất: thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất được vi sinh vật phân giải và tổng hợp thành mùn tạo độ phì cho đất. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất cùa đất.
Địa hình: Ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày cùa đất. Ngoài ra địa hình góp phần tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
Thời gian: Ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất, tính chất triệt để trong việc hình thành đất.
Con người thông qua hoạt động sản xuất cỏ thể làm cho đất biến đổi tính chất so với tính chất ban đầu cùa nó.
Ở địa phương em:
1/ trồng xen canh các loại cây vd : khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu...v...v trồng các loại đậu như đậu nành, đậu xanh sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất
2/ sau khi thu hoạch xong fải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí.
3/ tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn)
4/ bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm độ axit (nếu có)