LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

 

Câu 3: Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên.

Câu 4: Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5: Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?

Câu 6: “Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là ai? Những suy nghĩ của nàng Kiều về người đó được thể hiện như thế nào?

Câu 7: Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Kiều trong đoạn thơ trên.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
98
1
0
Nhi
28/07/2022 20:15:19
+5đ tặng
c7

    Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay, nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ tới người yêu và cha mẹ. Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn rồi bị Tú bà lừa ngon ngọt đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lâu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng, chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi. Động từ “gột rửa” đã diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Thúy Kiều  nhớ về Kim Trọng, mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi đã nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhứo đến cha mẹ của mình. Nàng "xót" khi cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Sự tàn phá của  thời gian qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phẩn nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn. Tóm lại Kiều là người thủy chung, người con hiếu thảo, người có lòng vị tha đáng trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư