Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới An - đéc -xen từng quan niệm: người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người có cảm xúc trước cuộc đời nhiều nhất. Theo em cảm xúc đóng vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách con người cũng như trong việc học văn

nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới an - đéc -xen từng quan niệm người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người có cảm xúc trước cuộc đời nhiều nhất theo em cảm xúc đóng vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách con người cũng như trong việc học văn
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.369
2
0
MINHGIABAO ĐỖ
29/07/2022 20:01:55
+5đ tặng

 An-đéc-xen là một nhà viết truyện cổ tích nôi tiếng thế giới. Những quan niệm, những xúc cảm về cuộc đời,… được ông gửi gắm trong sáng tác. Truyện của ông tràn ngập tình yêu thương, sự ngọt ngào,.. Quan niệm của ông “Người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người cảm xúc trước cuộc đòi nhiều nhất” là hoàn toàn đúng và sâu sắc.

      Cảm xúc là tình cảm. Nhưng giữa cảm xúc và tình cảm cũng có sự khác nhau, cảm xúc chỉ là thứ tình cảm mang tính nhất thời. Có thể là vui buồn khi đọc một cuốn sách, khi là sự cảm thông trước một hoàn cảnh bất hạnh… Tất cả đó là những tình cảm bộc phát tự nhiên, và có thể sẽ mất đi sau một khoảng thời gian. Nó nhất thời như vậy đó, nó tự nhiên có và cũng tự nhiên biến mất nhưng lại vô cùng quan trọng đối với cuộc sống nội tâm của mỗi con người.

 

      Quả không sai khi cho rằng cảm xúc có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người. Nhân cách – những phẩm chất của con người được tạo nên từ những quy chuẩn của xã hội, của đạo đức mà chúng ta phải tuân theo. Nhân cách là sản phẩm của giáo dục, tính cách và tác động của xã hội, con người không thể không tuân thủ những quy tắc sống của xã hội mà còn phải có tình cảm. Chính vì thế, ta cũng phải cần có những tình cảm tốt đẹp, đẹp đẽ làm phong phú cho tâm hồn, giúp cho ta biết rung động trước những cái đẹp, biết nhận ra và ủng hộ những cái thiện như nhà thơ Nguyễn Duy từng viết: “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Từ những ngày thơ ấu, ta đã được mẹ cho dòng sữa ngọt ngào, nuôi ta khôn lớn, mẹ cũng cho ta câu hát ru à ơi có “con cò con vạc” đưa ta vào giấc ngủ êm đềm. Những câu hát ru đã làm phong phú cho tâm hồn, giúp con khắc sâu những giá trị tình cảm tốt đẹp. Cảm xúc trước cuộc sống, cứ lặp đi, lặp lại lâu dần sẽ tạo nên tính cách. Đọc truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, ta thấy xót xa cho số phận cố bé bán diêm và những người có cùng cảnh ngộ… Lòng thương cảm ấy dần dần sẽ tạo cho ta bản tính lương thiện, biết thương người. Khi đã hình thành tính cách, con người sẽ hiểu hơn về cuộc sống, sẽ có quan niệm sống đúng đắn, có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp. Vây suy cho cùng, cảm xúc khiến con người ta dạt dào tình cảm, biết yêu thương !

      Vậy cảm xúc đối với môn Ngữ văn thì sao? Từ ngày đi học, tôi đã được dạy đây là bộ môn của cảm xúc. Các tác phẩm thơ ca đều bắt nguồn từ sự rung cảm mãnh liệt của thi sĩ trước thiên nhiên và cuộc đời. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh khơi nguồn từ cảm nhận bất chợt về hương ổi chín. Còn bài thơ Nói với con của Y Phương lại là những cảm xúc tự nhiên, chân thành của tình cha với con, những nghĩ suy của người làm cha với thế hệ sau. Vậy nên, người đọc thơ phải có cái cảm xúc mới có thể nhận ra và thấu hiểu những tầng ý nghĩa tinh tế mà tác giả gửi gắm trong thi phẩm, mới có thể đắm mình trong tác phẩm. Phải có sự đồng cảm ta mới hiểu được tâm nguyện chân thành được trở thành một “mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Phải có sự rung cảm ta mới hiểu sâu sắc nỗi thống khổ của người nông dân thấp cổ bé họng như lão Hạc hay chị Dậu,..

     Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người không còn cảm xúc? Khi ấy, con người sẽ không thể cảm nhận được những vẽ đẹp khác nhau của thiên nhiên, của tình người. Trước vẻ đẹp của một buổi bình minh huy hoàng hay một bông hoa đang tung những cánh hồng,… hay trước tình cảm cha mẹ dành cho ta, từ những cái ôm, lời động viên khen ngợi. Chúng ta sẽ trở nên chai lì trước những cái xấu, cái ác hay những nỗi đau, nỗi bất hạnh của con người. Trở lại với câu nói chí lí của An-đéc-xen: “Người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người cảm xúc trước cuộc đòi nhiều nhất”. Thật đúng như vậy ! Những con người nhiều cảm xúc là người được sống trọn cuộc đời với từng khoảnh khắc, từng cung bậc của tình cảm. Họ được trải nghiệm cái chất người tràn ngập trong tâm hồn. Họ đã sống một cuộc đời trọn vẹn và có ý nghĩa.

      Không phải tự nhiên chúng ta được gọi là con người. Trong mỗi chúng ta có phần con và phần người. Phần con là những ham muốn, những hành động theo bản năng. Hãy để phần người trong chúng ta được tỏa sáng bằng những tình cảm đẹp đẽ, những cảm xúc tự nhiên. Vì ta đã biết rằng có cảm xúc, tâm hồn ta sẽ được hoàn thiện !

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư