Nguyễn Du là đại thi hào, nhà văn lớn của dân tộc. Truyện Kiều là tác phẩm để đời không chỉ của Nguyễn Du mà còn là tác phẩm lớn tự hào của cả dân tộc. Hơn hai trăm năm nay, Truyện Kiều đã được lưu truyền rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn trong nền văn học nước nhà. Tác phẩm đã đạt đến bậc thầy nghệ thuật miêu tả người, cảnh vật thiên nhiên. Đặc biệt trích đoạn Cảnh Ngày Xuân – xuất hiện ngay sau trích đoạn miêu tả chị em Thúy Kiều đã làm nức lòng người đọc. Phân tích 4 câu đầu cảnh ngày xuân để thấy bút pháp tả cảnh bậc thầy, Nguyễn Du đã tái hiện phong cảnh mùa xuân hữu tình đầy sức sống.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Mùa xuân dưới con mắt của Nguyễn Du đầy sức sống, mãnh liệt và cũng rất tinh khôi.
Phân tích 4 câu đầu cảnh ngày xuân – Nếu mùa xuân của Xuân Diệu – nhà thơ mới nồng nhiệt, háo hức như cô gái xuân thì hay rất vội vàng chỉ sợ xuân qua đi: “Của ong bướm này đây tuần trăng mật/Này đây hoa của đồng nội xanh rì/Này đây lá của cành tơ phơ phất/Của yến anh này đây khúc tình si” … “Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua/Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”.
Hay mùa xuân của Nguyễn Trãi là niềm vui là tình người, là sự sum vầy
Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi,
Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
Gác đông ắt đã từng làm khách,
Há những Bộ tiên kết bạn chơi.
Thì mùa Xuân của Nguyễn Du lại vô cùng đặc sắc, tinh tế. Khó có thể so sánh bức xuân họa của thi sĩ nào đẹp hơn, đầy sức sống hơn nhưng bút pháp lại khác nhau. Đại thi hào Nguyễn Du bằng biệt tài tả cảnh của mình đã vẽ lên mùa xuân với đầy đủ hình ảnh chim én, cỏ non, cành lê, có cả không gian trên trời lẫn không gian dưới mặt đất. Cả hai không gian mở ra một khung trời xuân tươi mới, đầy sức sống:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Nhắc đến mùa xuân chắc chắn phải nhắc đến chim én. Chim én chính là biểu tượng của mùa xuân. Khi tiết trời ấm áp, chim én từng đàn bay rợp bầu trời trở về để tận hưởng không khí mùa xuân đất trời. Hình ảnh chim én khiến ta chợt nhớ đến lời bài hát: Khi gió đông ngát thơm, rợp trời chim én lượn. Cây nẩy đầy chồi xanh, mây trắng bay yên lành”. Và trong câu thơ thứ hai, Nguyễn Du đã ví mùa xuân như ông lão ngoài sáu mươi tuổi. Một hình ảnh ví von thật đặc sắc. Vậy mà khi bước sang tháng ba tiết thanh minh, mua xuân vẫn ngập tràn ánh sáng. Câu thơ không chỉ miêu tả khung cảnh mà còn miêu tả cảm xúc con người.
Con én đưa thoi không chỉ là hình ảnh của mùa xuân mà nó còn là hình ảnh của thời gian, trôi nhanh đầy nuối tiếc. Động từ “Đưa thoi” thể hiện sự trôi trảy rất đỗi nhanh và không thể nắm bắt. Có thể nói, cảm quan thời gian của ông rất mới mẻ, hiện đại, không hề giống như những nhà thơ trung đại khác. Cảm quan này khá giống với Xuân Diệu như ta nhắc ở trên. Điều này giúp cho ta trân trọng thời gian trôi qua hơn, luyến tiếc thời gian qua và luyến tiếc tuổi trẻ. Vì vậy hãy sống và nâng niu từng phút giây đang có để cuộc đời không trôi qua trong nuối tiếc.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Nếu bức tranh mùa xuân chỉ có không gian thì thật thiếu sót, Nguyễn Du đã mở ra mùa xuân – một bức họa hoàn hảo với cả không gian trời và đất. Làm nền cho bức tranh mùa xuân ấy là thảm cỏ tươi non, mơn mởn trải dài đến tận chân trời. Đọc câu thơ ta cảm thấy còn đọng lại hạt sương non trên đám cỏ tươi. Hạt sương của mùa xuân cũng long lanh khiến cho cỏ càng thêm xanh, thêm tươi đầy sức sống. Trên nền bức tranh màu xanh ấy lại điểm thêm một vài bông hoa lê trắng tinh khôi khiến cho sức sống càng mãnh liệt hơn. Những câu thơ của Nguyễn Du trong phân đoạn cả cảnh không hề mang tính ước lệ mà nó rất thực, rất đẹp và tinh tế. Đọc hai câu thơ ta cảm nhận một bức họa hoàn hảo, đầy sức sống đang vẽ ra trước mặt, cảm giác như ta có thể chạm vào, cảm nhận và cũng thấy cuộc đời mình xanh hơn và tươi hơn.