Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
30/07/2022 15:02:09

Phân tích tình yêu thương cháy bỏng của người con đối vs người mẹ trong văn bản " Trong lòng mẹ"

phân tích tình yêu thương cháy bỏng của người con đối vs người mẹ trong văn bản " Trong lòng mẹ"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
119
1
0
Thu Trang
30/07/2022 15:03:14
+5đ tặng

Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.

“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.

Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.

Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.

Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!

Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!

Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Châu
31/07/2022 23:37:04
+4đ tặng

Viết về đề tài phụ nữ và trẻ em có lẽ nhà văn Nguyên Hồng là một tên tuổi đáng chú ý. Ông đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này, trong đó có hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Đặc biệt đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã làm nổi bật số phận cay đắng và tình cảm mãnh liệt của Hồng đối với mẹ của mình.

Nói đến hoàn cảnh của Hồng thì thật tội nghiệp. Hồng sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy hạnh phúc. Khi cha mất thì mẹ Hồng đi tha hương cầu thực để lại Hồng ở lại trước sự ghẻ lạnh của hàng xóm. Dù hoàn cảnh của đứa cháu đáng thương như vậy nhưng bà cô của Hồng không hề yêu thương cậu. Mặc dù là cô ruột nhưng bà ta không hề thương Hồng mà luôn cố ý chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.

Một lần, trong cuộc trò chuyện với bà cô, chú bé Hồng đã rất đau khổ khi người cô nói đến mẹ của mình. Hồng biết rằng sau lời nói tươi cười quan tâm đó người cô không hề có ý tốt nào cả. Khi cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Hồng chỉ rớt nước mắt nhớ đến mẹ. Hồng nhớ đến gương mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Biết được ý nghĩ xấu xa của cô mình Hồng đã trả lời: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào Mợ cháu cũng về”. Khi cô người nói với giọng ngọt xớt: “Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu”, lòng cậu thắt lại, khóe mắt cay cay. Hồng thương mẹ vất vả, lam lũ. Người cô nói tiếp "vào mà bắt mợ mày mua sắm quần áo cho và thăm “em bé” thứ”. Hai tiếng “em bé” kéo dài khiến nước mắt Hồng chảy ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc. Khi người cô tươi cười kể về người mẹ đáng thương của mình thì cổ họng Hồng như nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Cậu ước rằng giá như những cổ tục đang đày đọa mẹ cậu kia là những hòn đá hay mẩu thủy tinh thì cậu sẽ vồ ngày đến mà cắn, mà nhai mà nghiến, cho kì vụn nát. Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy Hồng đã bộc lộ tình yêu thương mẹ, thương mẹ vất vả, nhớ về người mẹ đáng thương của mình.

Tình cảm mãnh liệt của chú bé được biểu hiện cụ thể khi ngồi trong lòng mẹ. Đó là buổi tan học, thấy dáng dấp của người phụ nữ đang ngồi trên xích lô giống mẹ mình. Hồng đã chạy và đuổi theo mẹ gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi!..” Khuôn mặt Hồng lúc đó trán ướt đẫm mồ hôi, Hồng ríu cả chân lại nhảy lên và khóc nức nở. Lúc này, khi được ngồi trong lòng mẹ, Hồng đã sung sướng vô cùng ngắm kĩ gương mặt mẹ “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Hồng cảm nhận được sự ấm áp mà bấy lâu nay cậu không thấy. Hồng sung sướng vô cùng và quên đi những lời nói cay độc của bà cô.

Nguyên Hồng đã xây dựng hình tượng chú bé Hồng chịu những khổ đau tủi cực những xen lẫn với bao hạnh phúc khi ngồi trong lòng mẹ. Chúng ta cảm phục Hồng khi đã quên được những định kiến về mẹ của mình để hưởng được hạnh phúc trọn vẹn khi ngồi trong lòng mẹ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo