Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong cuộc sống đôi khi cho đi cũng là một sự nhận lại. Khi làm điều tốt cho người khác thì chính mình cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc. Đó là điều em rút ra được từ câu chuyện em sẽ kể dưới đây.
Đường từ nhà em đến trường cũng không xa lắm nên từ khi lên cấp 2 bố mẹ đã cho em tự đạp xe đến trường. Hằng ngày, khi đi qua đoạn đường gần cổng trường em vẫn hay nhìn thấy một bà cụ ngồi bán vài thứ đồ nhỏ như cái quạt, cái bấm móng tay, móc chìa khóa hay khẩu trang, ... Hôm nào cũng vội đến trường rồi lại vội đạp xe về đá bóng với mấy cậu bạn hàng xóm nên em chẳng bao giờ dừng xe lại trước gánh hàng của bà. Một hôm, tình cờ xe đạp em bị hỏng, nên e phải dắt xe về. Khi dắt xe chầm chậm qua chỗ bà hay ngồi em mới thấy rõ khuôn mặt bà. Chắc bà tuổi cũng đã cao, khuôn mặt đầy những nếp nhăn, đôi mắt như có nét gì đó buồn rầu. Không hiểu sao em cứ đứng ngẩn người ra nhìn từng cử chỉ hành động và ánh mắt bà. Có lẽ bởi cái nhìn nhân từ hiền hậu của bà khiến em nhớ đến người bà yêu quý của mình. Vì trời đã gần tối, xe lại hỏng mà em cũng không có tiền để mua giúp bà thứ đồ gì nên em đành ra về. Không biết bà có người thân không? Sao bà già yếu như vậy mà vẫn phải rong ruổi ngoài đường trong những ngày hè nắng nóng như vậy?
Sáng hôm sau, em lại đạp xe đến trường như mọi ngày nhưng hôm nay em không quên hướng ánh nhìn ra phía bên đường bà cụ hay ngồi. Bà vẫn ngồi ở đó như mọi khi. Khi tan học, em đã dừng xe và đi về phía bà ngồi. Dù biết không thể cho mua bà thứ gì nhưng em vẫn ngồi để hỏi han, trò chuyện cùng bà. Bà ngồi kể chuyện gia đình của bà cho em nghe như thể em là một người bà đã quen biết từ lâu. Có lẽ bình thường bà cũng không có ai để tâm sự cùng. Nghe chuyện em mới biết, chồng bà đã mất từ lâu, con trai bà vừa mất do tai nạn, ở nhà vẫn còn con dâu và một cậu cháu trạc tuổi em. Bà đi bán hàng kiếm thêm chút tiền để con dâu bà đỡ vất vả. Em ngồi nghe mà nước mắt cứ trào ra, chỉ biết nắm thật chặt bàn tay nhăn nheo của bà. Em chỉ biết hỏi thêm:
- Thế hôm nay bà đã ăn gì chưa ạ? Bà có đói không ạ?
Bà nói bằng giọng chậm rãi:
- Sáng bà ăn tạm mấy cái bánh mì rồi. Bà không đói đâu.
Em thương bà lắm nhưng không biết làm cách nào. Tối đó, em cứ trằn trọc mãi không thể ngủ được. Hình ảnh bà cụ bán hàng rong lúc chiều cứ hiện về trong tâm trí em. Em chợt nảy ra ý tưởng là mình sẽ mang cơm trưa cho bà cụ để bà không phải ăn bánh mì qua bữa nữa. Sáng hôm sau em em kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe và nói ý định của em với mẹ. Mẹ rất mừng và ủng hộ việc làm của em. Mẹ đã chuẩn bị cho em hai hộp cơm trưa, một hộp cho em và một hộp cho bà cụ. Em vui vẻ đạp xe đi học, đến nơi em liền chạy ra đưa hộp cơm cho bà:
- Bà ơi, trưa nay bà lấy cơm trong hộp này ăn nhé. Cơm mẹ cháu nấu ngon lắm ạ. Bà đừng ăn bánh mì nữa.
Ban đầu bà không chịu nhận vì nghĩ em nhịn đói để đưa cơm cho bà. Em giải thích bà mới chịu nhận. Bà nắm lấy tay em và nói:
- Bà cảm ơn cháu nhiều nhé! Bà sẽ ăn thật ngon!
Kể từ hôm đó, hôm nào em cũng đem cơm cho bà như một thói quen. Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của bà em thấy thật hạnh phúc giống như trút được một gánh nặng nào đó trong lòng. Em cảm thấy mình cũng nhận được một cái gì đó từ bà.
Bài văn mẫu 3Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lệ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi ...
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
- Có chuyện chi đó cháu?
- Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
- Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở và đồ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |