Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về văn bản trên, đoạn văn có sử dụng 1 câu có trạng ngữ và 1 câu có mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ (gạch chân và chú thích rõ)

GÁNH MẸ
Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đẳng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
(Trương Minh Nhật)
II.PHẦN VIẾT VĂN (6,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về văn bản trên, đoạn văn có
sử dụng 1 câu có trạng ngữ và 1 câu có mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ ( gạch chân
và chú thích rõ)
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.508
2
2
Kim Mai
04/08/2022 16:45:16
+5đ tặng

Có bao giờ mẹ kể mẹ đã làm gì cho con, chẳng một lần cha buông lời thở than về những nhọc nhằn trên đôi vai gầy rộc, phơi nắng đội sương. Nhưng chúng ta, những người con lại luôn hờn trách mỗi khi không đòi hỏi được thứ mình thích, buộc cha mẹ phải cung phụng cho bằng bạn bằng bè, và coi đó là nghĩa vụ của họ. Làm gì có đạo lý, thật là bất công, nhưng đó là điều khiến cha mẹ cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc vì đã nuôi con được lớn khôn, cho con được những gì tốt nhất trong khả năng của mình, tình cha mẹ là điều thiêng liêng nhất, chỉ có những người con là không hiểu mà thôi. Những bài thơ về mẹ cha dưới đây một phần nào đó giúp ta nhìn nhận lại những hy sinh, sự tảo tần, nhọc nhằn của đấng sinh thành, cùng đọc và cảm nhận bạn nhé

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
4
Ng Nhật Linhh
04/08/2022 16:45:40
+4đ tặng

"Cho con gánh mẹ một lần 

....

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai..."

Vâng chỉ nhắc đến những dòng thơ này thôi là tôi lại nhớ đến một tình thương bao la, một tình thương vô bờ bến không thể đong đếm được. Và tình yêu ấy chính là tình yêu của mẹ dành cho những đứa con thân thương của mình.

Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Tình thương yêu của mẹ đã giúp cho người con lớn lên một cách bình thường và quân bình về các phương diện tâm sinh lý.

Dù cho mẹ có thế nào đi nữa, miễn là mẹ còn trên cõi đời này và vẫn còn có ý thức thì mẹ vẫn thương yêu con, nghĩ về con, chăm sóc cho con và dõi theo từng bước chân con đi. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Thế đấy! Dù mẹ có đến một trăm tuổi, miễn là mẹ còn sống thì mẹ vẫn thương yêu người con đã tám mươi tuổi của mình.

Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

Trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ ở vùng quê phải khổ cực để nuôi con từ tấm bé, đến khi con lớn lên, vì tương lai của con, vì muốn con được học hành đến nơi đến chốn, muốn con có được một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ đành chấp nhận cho con rời xa vòng tay của mình, chấp nhận cho con đi xa để lập thân, lập nghiệp. Hết đứa này đến đứa khác, khi vừa đủ lớn là nối nhau ra đi. Con đi rồi, còn lại mẹ với cha và căn nhà trống vắng, sớm chiều hiu quạnh. Nhiều lúc lòng cha mẹ buồn lắm, buồn vì cô quạnh, vì lo lắng cho con, vì thương nhớ con. Những lúc trái gió trở trời không biết trông nhờ vào ai, chỉ có hai ông bà già chăm sóc lẫn nhau. Với những gia đình mà chỉ còn có mẹ hoặc có cha mà thôi thì hoàn cảnh càng bi thương hơn. Con lớn lên đều tìm đường đi hết, để lại một mình mẹ, một mình cha lẻ loi chiếc bóng, vào ra thui thủi một mình, buồn vô hạn. Nhưng biết làm sao hơn, vì thương con, muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn nên cha mẹ đành phải chấp nhận hy sinh, cam chịu sự cô đơn, buồn tủi.

Chưa hết! Khi cho con đi học xa, cha mẹ phải vắt kiệt sức lực của mình để lao động, kiếm tiền cho con ăn học. Cha mẹ ở quê phải chắt chiu, dành dụm từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc để hàng tháng gởi tiền cho con. Nếu như người con có chí, có lòng hiếu thảo, chăm lo học tập và thường xuyên thăm hỏi cha mẹ thì cha mẹ cũng cảm thấy an ủi được phần nào. Nếu là một người có trái tim và biết suy nghĩ, khi nghĩ về những công lao khó nhọc của cha mẹ, nghĩ đến sự hy sinh của hai đấng sinh thành nơi quê hương nghèo khó thì không người con xa quê nào lại đua đòi, lêu lổng, bỏ cả việc học, và tiêu xài phung phí những đồng tiên mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cả xương máu của cha mẹ cả. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những người con lêu lổng, tiêu xài những đồng tiên chắt chiu, dành dụm của mẹ cha một cách vô tội vạ. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội và là một nỗi đau cùng cực của các bậc cha mẹ khi họ có những người con như thế.

Người xưa từng nói “nước mắt chảy xuôi”, như lòng mẹ cha lúc nào cũng thương yêu con hết mực. Thế nhưng con thì thường hay hờ hững, ít quan tâm chăm sóc cha mẹ. Thực trạng này không phải hiện nay mới có, mà nó đã có từ lâu. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có lần tự trách:

Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ

Sống tự do như một cánh chim bằng

Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái

Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

Khi phải sống xa con, lòng cha mẹ luôn thương nhớ con, lo lắng cho con, nhất là tấm lòng người mẹ. Vì thế mà lâu ngày không thấy con hỏi thăm, không có tin tức về con, mẹ gọi điện thăm con, muốn được nghe giọng nói của con, muốn được biết chắc là con mình vẫn mạnh khỏe, vẫn bình an. Thế nhưng, thật đau lòng thay cho những người mẹ khi có con đi xa, để mẹ vò võ đợi chờ tin con, đến khi chịu không nổi, gọi điện thoại thăm con thì con lại trả lời cụt ngủn, rồi viện lý do này lý do nọ để cắt cuộc gọi. Nếu lâu ngày không liên lạc với cha mẹ khi ở xa, có khi nào chúng ta tự hỏi một câu hỏi tương tự như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Ta gọi điện cho bao người bạn bè, cho bao người trong xã hội, có khi nào ta gọi điện cho mẹ ta chưa? Đôi khi cha mẹ không cần con đem về cho cha mẹ nhiều tiền, không cần phải sắm sửa cho cha mẹ thật nhiều thứ, mà chỉ cần sự quan tâm, chăm sóc của con, chỉ cần một cuộc điện thoại hỏi thăm, một lá thư vấn an sức khỏe, như thế cũng đã đủ làm ấm lòng mẹ cha.

Có đôi khi, vì thương con, muốn chắm sóc cho con nhưng vì con ở xa, mẹ không có điều kiện để lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho con. Cho nên, khi có dịp thuận tiện thì mẹ thường hay gởi quà cho con. Món quà cho con có thể chỉ là mấy trái xoài, trái ổi, mấy trái cam, trái táo, trái mít… trong vườn nhà, hoặc là mấy trái bắp, trái đậu phụng lúc đến vụ mùa thu hoạch, và có khi là mấy thức ăn dân giã, hay là các món ăn do chính tay mẹ làm. Những loại thực phẩm, những món quà mà người mẹ quê gởi tặng cho con có thể là rất bình thường về mặt giá trị vật chất, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại nơi bạn đang sống, nhưng đấy là tất cả tấm lòng của mẹ, bao nhiêu thương yêu, bấy nhiêu nhung nhớ, lo toan mẹ đều gói trọn vào trong những món quà ấy. Thậm chí có những người mẹ lo cho con đến mức mà khi gởi quà nhờ người quen chuyển cho con, còn dặn dò với người quen là phải đưa tận tay cho người con và xem tình hình sức khỏe, cuộc sống của người con như thế nào rồi báo lại cho người mẹ biết, vì mẹ sợ là đôi khi người con có điều gì dấu diếm, muốn biết những thông tin khách quan, xác thực. Tấm lòng của mẹ đối với những người con xa quê rất là sâu nặng và thiết tha vô cùng. Phận làm con, chúng ta cần phải biết trân quý tấm lòng của mẹ, phải biết trân quý những món quà quê của mẹ. Đừng thấy chúng bình thường mà xem thường, đừng phụ tấm lòng của mẹ. Nếu lỡ như người mẹ biết được rằng, món quà mà họ đã gởi cho con không được người con xem trọng, người con đón nhận nó một cách hờ hững thì mẹ sẽ hết sức đau lòng và buồn tủi.

Ân tình của cha mẹ đối với con thật không thể nào diễn tả hết được. Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót. Chúng ta cần phải ý thức được rằng, mình đang hạnh phúc khi còn có mẹ có cha trong cuộc đời. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã dành cho mình. Nếu có thể làm được gì để cho cha vui, để cho mẹ hạnh phúc thì cần phải làm ngày. Nếu như chúng ta cứ chần chừ, hẹn rày hẹn mai, lỡ mai kia ngọn gió vô thường bất ngờ đến cuốn cha mẹ mình đi mất thì lúc đó ăn năn, hối hận cũng không còn kịp nữa. Xin mượn những vần thơ về mẹ của nhà thơ Thanh Nguyên để khép lại những lời văn bình dị này:

Mẹ,
Có nghĩa là ánh sáng,
Một ngọn đèn,
thắp bằng máu con tim…
Mẹ,
Có nghĩa là mãi mãi,
Là cho đi,
không đòi lại bao giờ.

(Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên)

3
1
Hồng Anh
04/08/2022 16:46:05
+3đ tặng

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai..."

Vâng chỉ nhắc đến những dòng thơ này thôi là tôi lại nhớ đến một tình thương bao la, một tình thương vô bờ bến không thể đong đếm được. Và tình yêu ấy chính là tình yêu của mẹ dành cho những đứa con thân thương của mình.

Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Tình thương yêu của mẹ đã giúp cho người con lớn lên một cách bình thường và quân bình về các phương diện tâm sinh lý.

Dù cho mẹ có thế nào đi nữa, miễn là mẹ còn trên cõi đời này và vẫn còn có ý thức thì mẹ vẫn thương yêu con, nghĩ về con, chăm sóc cho con và dõi theo từng bước chân con đi. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Thế đấy! Dù mẹ có đến một trăm tuổi, miễn là mẹ còn sống thì mẹ vẫn thương yêu người con đã tám mươi tuổi của mình.

Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

Trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ ở vùng quê phải khổ cực để nuôi con từ tấm bé, đến khi con lớn lên, vì tương lai của con, vì muốn con được học hành đến nơi đến chốn, muốn con có được một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ đành chấp nhận cho con rời xa vòng tay của mình, chấp nhận cho con đi xa để lập thân, lập nghiệp. Hết đứa này đến đứa khác, khi vừa đủ lớn là nối nhau ra đi. Con đi rồi, còn lại mẹ với cha và căn nhà trống vắng, sớm chiều hiu quạnh. Nhiều lúc lòng cha mẹ buồn lắm, buồn vì cô quạnh, vì lo lắng cho con, vì thương nhớ con. Những lúc trái gió trở trời không biết trông nhờ vào ai, chỉ có hai ông bà già chăm sóc lẫn nhau. Với những gia đình mà chỉ còn có mẹ hoặc có cha mà thôi thì hoàn cảnh càng bi thương hơn. Con lớn lên đều tìm đường đi hết, để lại một mình mẹ, một mình cha lẻ loi chiếc bóng, vào ra thui thủi một mình, buồn vô hạn. Nhưng biết làm sao hơn, vì thương con, muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn nên cha mẹ đành phải chấp nhận hy sinh, cam chịu sự cô đơn, buồn tủi.

Chưa hết! Khi cho con đi học xa, cha mẹ phải vắt kiệt sức lực của mình để lao động, kiếm tiền cho con ăn học. Cha mẹ ở quê phải chắt chiu, dành dụm từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc để hàng tháng gởi tiền cho con. Nếu như người con có chí, có lòng hiếu thảo, chăm lo học tập và thường xuyên thăm hỏi cha mẹ thì cha mẹ cũng cảm thấy an ủi được phần nào. Nếu là một người có trái tim và biết suy nghĩ, khi nghĩ về những công lao khó nhọc của cha mẹ, nghĩ đến sự hy sinh của hai đấng sinh thành nơi quê hương nghèo khó thì không người con xa quê nào lại đua đòi, lêu lổng, bỏ cả việc học, và tiêu xài phung phí những đồng tiên mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cả xương máu của cha mẹ cả. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những người con lêu lổng, tiêu xài những đồng tiên chắt chiu, dành dụm của mẹ cha một cách vô tội vạ. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội và là một nỗi đau cùng cực của các bậc cha mẹ khi họ có những người con như thế.

Người xưa từng nói “nước mắt chảy xuôi”, như lòng mẹ cha lúc nào cũng thương yêu con hết mực. Thế nhưng con thì thường hay hờ hững, ít quan tâm chăm sóc cha mẹ. Thực trạng này không phải hiện nay mới có, mà nó đã có từ lâu. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có lần tự trách:

Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ

Sống tự do như một cánh chim bằng

Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái

Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

Khi phải sống xa con, lòng cha mẹ luôn thương nhớ con, lo lắng cho con, nhất là tấm lòng người mẹ. Vì thế mà lâu ngày không thấy con hỏi thăm, không có tin tức về con, mẹ gọi điện thăm con, muốn được nghe giọng nói của con, muốn được biết chắc là con mình vẫn mạnh khỏe, vẫn bình an. Thế nhưng, thật đau lòng thay cho những người mẹ khi có con đi xa, để mẹ vò võ đợi chờ tin con, đến khi chịu không nổi, gọi điện thoại thăm con thì con lại trả lời cụt ngủn, rồi viện lý do này lý do nọ để cắt cuộc gọi. Nếu lâu ngày không liên lạc với cha mẹ khi ở xa, có khi nào chúng ta tự hỏi một câu hỏi tương tự như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Ta gọi điện cho bao người bạn bè, cho bao người trong xã hội, có khi nào ta gọi điện cho mẹ ta chưa? Đôi khi cha mẹ không cần con đem về cho cha mẹ nhiều tiền, không cần phải sắm sửa cho cha mẹ thật nhiều thứ, mà chỉ cần sự quan tâm, chăm sóc của con, chỉ cần một cuộc điện thoại hỏi thăm, một lá thư vấn an sức khỏe, như thế cũng đã đủ làm ấm lòng mẹ cha.

Có đôi khi, vì thương con, muốn chắm sóc cho con nhưng vì con ở xa, mẹ không có điều kiện để lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho con. Cho nên, khi có dịp thuận tiện thì mẹ thường hay gởi quà cho con. Món quà cho con có thể chỉ là mấy trái xoài, trái ổi, mấy trái cam, trái táo, trái mít… trong vườn nhà, hoặc là mấy trái bắp, trái đậu phụng lúc đến vụ mùa thu hoạch, và có khi là mấy thức ăn dân giã, hay là các món ăn do chính tay mẹ làm. Những loại thực phẩm, những món quà mà người mẹ quê gởi tặng cho con có thể là rất bình thường về mặt giá trị vật chất, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại nơi bạn đang sống, nhưng đấy là tất cả tấm lòng của mẹ, bao nhiêu thương yêu, bấy nhiêu nhung nhớ, lo toan mẹ đều gói trọn vào trong những món quà ấy. Thậm chí có những người mẹ lo cho con đến mức mà khi gởi quà nhờ người quen chuyển cho con, còn dặn dò với người quen là phải đưa tận tay cho người con và xem tình hình sức khỏe, cuộc sống của người con như thế nào rồi báo lại cho người mẹ biết, vì mẹ sợ là đôi khi người con có điều gì dấu diếm, muốn biết những thông tin khách quan, xác thực. Tấm lòng của mẹ đối với những người con xa quê rất là sâu nặng và thiết tha vô cùng. Phận làm con, chúng ta cần phải biết trân quý tấm lòng của mẹ, phải biết trân quý những món quà quê của mẹ. Đừng thấy chúng bình thường mà xem thường, đừng phụ tấm lòng của mẹ. Nếu lỡ như người mẹ biết được rằng, món quà mà họ đã gởi cho con không được người con xem trọng, người con đón nhận nó một cách hờ hững thì mẹ sẽ hết sức đau lòng và buồn tủi.

Ân tình của cha mẹ đối với con thật không thể nào diễn tả hết được. Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót. Chúng ta cần phải ý thức được rằng, mình đang hạnh phúc khi còn có mẹ có cha trong cuộc đời. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã dành cho mình. Nếu có thể làm được gì để cho cha vui, để cho mẹ hạnh phúc thì cần phải làm ngày. Nếu như chúng ta cứ chần chừ, hẹn rày hẹn mai, lỡ mai kia ngọn gió vô thường bất ngờ đến cuốn cha mẹ mình đi mất thì lúc đó ăn năn, hối hận cũng không còn kịp nữa. Xin mượn những vần thơ về mẹ của nhà thơ Thanh Nguyên để khép lại những lời văn bình dị này:

Mẹ,
Có nghĩa là ánh sáng,
Một ngọn đèn,
thắp bằng máu con tim…
Mẹ,
Có nghĩa là mãi mãi,
Là cho đi,
không đòi lại bao giờ.

(Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên)

2
2
Bảo Yến
04/08/2022 16:46:44
+2đ tặng

Cho con gánh Mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
Cho con gánh Mẹ đầu non
Cả lòng Mẹ đã sắt son biển trời
Ngày xưa Mẹ gánh à ơi
Cho con gánh lại những lời Mẹ ru
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
Để con gánh... Mẹ đừng can
Sợ khi Mẹ mất... muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài
Gánh qua năm rộng những ngày đắng cay
Cho con gánh cả đôi vai
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy
Mẹ già... lá sắp xa cây
Lỡ đâu Mẹ mất... tội này gánh sao
Mẹ ơi sóng biển dạt dào
Con sao gánh hết công lao một đời.
                                               Trương Minh Nhật

Từ "Mẹ" trong bài được viết hoa, điệp nhiều lần, tỏ rõ thái độ kính trọng và ngợi ca. Ngay lời đề từ của bài đã có ý nghĩa tạo tâm thế, hướng người đọc vào ân tình của mẹ và việc báo đáp ân nghĩa với đấng sinh thành. Trong thực tế cuộc sống, nhất là ở thế kỷ XX về trước, khá nhiều người mẹ lao động gánh con trong quá trình đi làm đồng, đi chợ hay di chuyển trong nhiều hoạt động khác.

Minh họa sưu tầm

Đứa trẻ được mẹ gánh một bên quang – bên kia là đồ đạc hay anh chị em khác - cũng đều thích thú. Vì thế, phần mở đầu tác giả viết: "Cho con gánh Mẹ một lần/ Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con/ Cho con gánh Mẹ đầu non/ Cả lòng Mẹ đã sắt son biển trời". Chân dung người mẹ được tái hiện thật cảm động qua hình ảnh. "Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con". Tấm lòng "biển trời" tràn đầy tình yêu và sự bao dung rộng lớn, tình cảm "sắt son" trước sau như nhất của mẹ với cha, với các con đã in sâu trong lòng con. Nghệ thuật đối ngẫu "Cho con gánh mẹ một lần" và "Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con" cùng thủ pháp nghệ thuật đảo từ ở đây đã nhấn mạnh tấm lòng trân quý và biết ơn mẹ vô hạn của chủ thể trữ tình. Tiếp đó là dòng cảm xúc hoài niệm về lời mẹ ru cùng với cuộc đời gian truân của mẹ: "Ngày xưa Mẹ gánh à ơi/ Cho con gánh lại những lời Mẹ ru/ Đường đời sương gió mịt mù/ Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan". Đây là những câu thơ hay nhất trong bài nói lên mong ước của mẹ: Để những đứa con mình được no đủ, vui sướng, hạnh phúc, mẹ đã không từ khó khăn, công sức hay gian lao vất vả. Câu thơ ghi nhận và ngợi ca thật hàm súc đức hy sinh vô bờ của mẹ. Bởi thế nên chủ thể khao khát: "Để con gánh... Mẹ đừng can/ Sợ khi Mẹ mất... muộn màng gánh ai?".

Nghệ thuật sáng tạo trong cách ngắt nhịp lẻ 3/3 cùng với dấu chấm lửng giữa các câu thơ trên đã gián tiếp nói lên mẹ lúc nào cũng thương lo cho con, cho dù lúc này vất vả và thời gian khiến mẹ đã già yếu. Nếu không sớm nhận ra công đức biển trời của mẹ để đáp đền, ứng xử cho phải đạo làm con thì sẽ phải hối hận. Ở phần thơ tiếp, vận dụng thành ngữ, và những hình ảnh quen thuộc trong ca dao, nhân vật trữ tình khao khát được "gánh mẹ" qua thời gian "tháng dài", qua không gian "năm rộng" để tỏ lòng tri ân với người mẹ từng một nắng hai sương "Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy". Bài thơ kết thúc bằng tiếng gọi "Mẹ ơi" tha thiết, nặng sâu tình mẫu tử, thêm một lần nữa tác giả dùng ẩn dụ "sóng biển dạt dào" để nói về sự vô hạn của tình mẹ: "Mẹ ơi sóng biển dạt dào/ Con sao gánh hết công lao một đời". Tác giả khẳng định: Con dù đền đáp bao nhiêu cũng không thể tương xứng được cả cuộc đời mẹ đã yêu thương, đã sống, đã làm vì các con và gia đình. Trong bài, nhà thơ sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật, nhiều điệp từ "gánh" (13 lần), "gánh Mẹ" (5 lần), "Mẹ" (11 lần), "con" (9 lần), mật độ dày đặc các từ láy (tảo tần, sắt son, mịt mù, à ơi, gian nan, muộn màng, lặn lội, dạt dào) khiến cho lời thơ càng da diết, sâu lắng, thấm vào con tim, khối óc người nghe. Với ca từ giàu ý nghĩa biểu cảm, hình ảnh và ngôn từ tinh tế, sâu lắng, thi phẩm "Gánh Mẹ" đã và đang được đông đảo bạn đọc cả nước đón nhận và rất yêu thích.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư