a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
→→ Đoạn văn trên được trích trong văn bản “Đức tính giản dị cuả Bác Hồ".
Tác giả là ai?
→→ Tác giả là Phạm Văn Đồng
b, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
→→ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt Nghị luận
Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn ?
→→ Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn: Thái độ trân trọng, tình cảm chân thành, quý mến người lãnh tụ vĩ đại, ngợi ca, tỏ lòng ái mộ với lối sống giản dị của Bác Hồ.
c, Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào ?
→→ Sử dụng phép tu từ: liệt kê.
Tác dụng của phép tu từ đó ?
→→ Tác dụng của phép tu từ đó: Bằng cách liệt kê hàng loạt: "Con người của Bác, đời sống của Bác; bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống" tác giả đã nhấn mạnh nét giản dị của Bác qua từng bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống trong con người của Bác và cả đời sống của Bác cho ta thấy Bác rất giản dị. Điều đó đáng để mọi người tin yêu và noi theo.
d, Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị
→→ Bác Hồ - vị chủ tịch vĩ đại hi sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam. Mong muốn đem lại tự do cho dân tộc, Bác đã không quản nhọc nhằn bôn ba khắp nơi tìm tòi, học hỏi để tìm đường cứu nước, giúp nhân dân thoát khỏi ách thống trị. Sự giản dị của Bác không hề khắc khổ mà rất thanh cao, thanh đạm. Lối sống này đã làm nên phong cách Hồ Chí Minh, tâm hồn Hồ Chí Minh mà bao người ngưỡng mộ. Lối sống ấy cũng đã thể hiện cho quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp chính là cái giản dị, mộc mạc nhất. Sự giản dị của Bác chính là tấm gương để chúng ta học hỏi, noi theo.