Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nghệ thuật của các bài sau: Quê hương; Tức cảnh Pác Bó; Hịch tướng sĩ; Ngắm trăng

Nêu nghệ thuật của các bài sau:
- Quê hương
- Tức cảnh Pác Bó
- Hịch tướng sĩ
- Ngắm trăng

Nêu phương thức biểu đạt của các bài sau đây:
- Quê hương
- Tức cảnh Pác Bó
- Hịch tướng sĩ
- Ngắm trăng
( Mk cần lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý và đúng, chính xác. Cảm ơn nhiều!)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
793
0
0
Cute Mai's
07/05/2018 17:13:29
Bài Quê Hương
Tế Hanh nhà thơ tạo nên bức tranh đầy màu sắc và sinh động về một làng quê ven biển, qua đó cũng là hình ảnh quê hương khỏe khoắn và thể hiện tình cảm của chính tác giả về quê hương vô cùng gần gũi và trong sáng.
Trong bài thơ Quê hương tác giả đã sử dụng một số các biện pháp tu từ gồm có:
  • Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ “hăng” được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền.
  • Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”.
  • Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Bài thơ quê hương có nhiều yếu tố nghệ thuật cùng với sự sáng tạo trong các hình ảnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo của nhà thơ về cuộc sống miền biển. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng.
Bài thơ Quê hương có sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm, chủ yếu yếu tố miêu tả giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét. Với sự kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình giúp bài thơ Quê hương thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Cute Mai's
07/05/2018 17:14:28
Giá trị nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
– Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.
– Ngôn từ sử dụng giản dị, trật tự từ ngữ tự nhiên.
0
0
Cute Mai's
07/05/2018 17:15:20
Về nghệ thuật của bài hịch có 5 điểm:
- Cách lập luận nổi bật nhất của tác giả là đoạn văn nói chuyện trực tiếp với tướng sĩ, đối tượng của bài hịch, ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ.
- Giọng văn ở đoạn trích giảng rất đa dạng và biến hoạ, khi thì ôn tồn, thống thiết, nghĩa nặng tình sâu, khi thì chi tiết chua cay, trách mắng nghiêm túc... Đặc biệt là giọng “khích tướng” thể hiện bởi lời văn làm thức tĩnh lòng tự trọng ý thức danh dự, tinh thần thượng võ...
- Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, sắc thái biểu hiện, nhưng rất rành mạch. Nhiều đoạn có sự sáng tạo điệp ngữ điệp từ, làm cho ý nghĩa biểu hiện thêm sâu sắc, giọng văn thêm hùng hồn, khúc chiết.
- Qua hai đoạn văn trích giảng là những đoạn văn chính luận, ta thấy Hịch tướng sĩ là một văn kiện chính trị, nhưng sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy cảm xúc của một tác phẩm văn học.
- Cái “tôi trữ tình” của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch thể hiện ông là một nhà quân sự tài kiêm văn võ. Ở đây là “trữ tình hùng biện”, giàu hình tượng, đầy sức hấp dẫn, đánh dấu một kiệt tác văn chương yêu nước thời đại chống quân xâm lược Nguyên - Mông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×