Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ít nhiều đã để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về số phận hẩm hiu của Vũ Nương. Nàng vốn là cô gái xinh đẹp, tư dung tốt đẹp, thùy mị, nết na. Chính vẻ đẹp người, đẹp nết đó đã khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Hiểu được chồng là người có tính đa nghi, nàng luôn giữ cho mình đức hạnh, tránh để chồng ghen tuông làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Khi chồng ra trận, nàng ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng; những ngày cuối đời nàng ma chay tươm tất cho mẹ và được tất cả mọi người yêu quý. Ta có thể thấy, nàng là người vợ hiền lành, đảm đang, đáng ngưỡng mộ, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. Tuy nhiên, khi Trương Sinh đi lính về, bến con trai là bé Đản ra thăm mộ mẹ, nó đã không nhận cha và nói rằng bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Rồi một đêm chơi với con bên ngọn đèn dầu, bé Đản chỉ tay vào bóng Trương Sinh trên tường và nói rằng đó là cha mình, lúc đó Trương Sinh mới hiểu ra, tùy chàng rất hối hận nhưng đã quá muộn màng, mọi thứ không thể cứu vớt. Sau này, khi chàng được Phan Lang đưa lại kỉ vật của vợ và nói lập đàn để vợ về, chàng làm theo và luôn hối tiếc vì Vũ Nương không còn trở về nhân gian được nữa. Ta có thể thấy đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó. Còn đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. Không phải lúc nào ta sống tốt, sống đúng đạo cũng sẽ được đền đáp, có được hạnh phúc. Vũ Nương là một ví dụ điển hình của việc đoản hậu đó. Nàng mãi là nỗi tiếc nuối khôn nguôi của Trương Sin