Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ việc phát triển tăng thu nhập cho người lao động ở Tỉnh Quảng Bình hiện nay?

Sau khi đã được nghiên cứu nội dung cơ bản về :Tập ỷung giải quyết tốt chính sách lao động việc làm và thu nhập cho người lao động". Trong đường lối giải quyết các vấn đề xã hội theo văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộg sản Việt Nam, anh (chị) hãy liên hệ việc phát triển tăg thu nhập cho người lao độg ở Tỉnh Quảng Bình hiện nay? Trách nhiệm của bản thân góp phần thực hiện tốt nội dung đó.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
414
0
0
mỹ hoa
27/05/2018 17:10:40

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) của Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Bước đầu đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ, công chức và công nhân kỷ thuật phục vụ sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhìn chung, tuy chất lượng nguồn nhân lực tỉnh ta ngày càng được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về thể lực và trí lực. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, nhiều ngành kinh tế quan trọng còn thiếu công nhân kỷ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, lực lượng cán bộ khoa học kỷ thuật được đào tạo giữa các ngành chưa cân đối, tình trạng sử dụng lao động chưa đúng ngành nghề đào tạo còn khá phổ biến.

1. Những thành tựu:

Nhìn chung, tỷ lệ người lao động qua đào tạo tăng khá nhanh. Cơ cấu nhân lực đang thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đội ngũ cán bộ của tỉnh trong những năm qua tăng nhanh về mặt số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ quản lý và khả năng tay nghề cũng tiến bộ hơn so với những năm trước đây, từng bước thích nghi với cơ chế mới.

Đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có trên 81.476 người lao động được đào tạo ở các trình độ với nhiều hình thức khác nhau, chiếm 10,25% dân số, tăng 226,33% so với năm 1998. Trong đó, số người có trình độ trung học chuyên nghiệp là 30.446 người, tăng 131,35% so với năm 1998; số người có trình độ cao đẳng và đại học là 16.724 người, tăng 233, 68% so với năm 1998; hơn 200 người có trình độ trên đại học (trong đó, Tiến sỹ có 19 người) tăng so với năm 1999 là 110 người bằng 128%.

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khoẻ ngày càng được nâng lên, do đó người lao động đã có bước cải thiện đáng kể về thể lực.

Nguyên nhân của những thành tựu:

Về khách quan:

- Xu thế hội nhập khu vực và thế giới; yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đã tác động mạnh mẽ đến việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Kết quả của 15 năm đổi mới khẳng định sự năng động, sáng tạo của người lao động Quảng Bình trong cơ chế thị trường, cạnh tranh, thích nghi để tồn tại và hoà nhập.

- Nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển đã có tác động tích cực đối với chất lượng và sự phát triển của nguồn nhân lực.

Về chủ quan:

- Nguồn nhân lực Quảng Bình trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến, mang đậm nét truyền thống văn hoá, lịch sử, tính cộng đồng, cần cù, chịu khó vươn lên.

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn nhân lực hình thành những giá trị mới. Đó là mong muốn về nhu cầu việc làm, nhu cầu học tập vươn lên, lao động có trách nhiệm, có lương tâm, có ý thức xây dựng quê hương.

- Hệ thống giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, dạy nghề ngày càng được củng cố và mở rộng.

2. Những yếu kém, tồn tại:

- Số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao. Ở một số địa phương, nhất là ở miền núi, vùng bãi ngang ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, trên 90% lao động chưa qua đào tạo, nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ còn rất thấp. Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học - kỹ thuật nòng cốt, đầu đàn thiếu một cách nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và tinh thần trách nhiệm.

- Cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đối lớn. Lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật phân bố không đều trong các ngành, các thành phần kinh tế, chủ yếu là tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước, chiếm khoảng 77,46%. Số cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tập trung hầu hết ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và ở thành phố Đồng Hới, chưa có sự phân bố hợp lý ở các huyện và cơ sở. Cán bộ khoa học đầu ngành và công nhân kỹ thuật giỏi không có hoặc rất ít.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn rất nhiều tồn tại, yếu kém. Mạng lưới trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa hợp lý, nhưng chưa được sắp xếp lại; công tác đào tạo chậm đổi mới, chưa bám sát yêu cầu của thực tiễn, còn mang nặng tính tự phát, đào tạo mất cân đối về ngành nghề, nhất là trong đào tạo tại chức.

- Việc sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật chưa hợp lý. Một số trường hợp không được bố trí đúng ngành nghề đào tạo nên chưa phát huy được năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường. Lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo có trình độ khoa học - kỹ thuật, nhất là số sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, chưa được bố trí sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều, thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp chưa được khai thác và sử dụng tốt.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.

Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại:

Về khách quan:

- Chủ yếu là do mặt bằng chung của nền kinh tế tỉnh ta còn thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu; tỉnh lại ở xa các trung tâm kinh tế lớn, có trình độ khoa học, kỹ thuật cao và xa các trung tâm đào tạo của cả nước, do đó điều kiện để phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn có nhiều hạn chế.

- Ngân sách đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực còn hạn hẹp.

Về chủ quan:

- Chưa có quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương.

- Công tác quản lý, sự phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa chủ động và đồng bộ, mang nặng tính tự phát. Công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế. Mặt khác, trong nhân dân còn có một số bộ phận còn trọng bằng cấp, xem nhẹ học nghề, nhất là các lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh.

- Chưa hình thành rõ nét thị trường lao động, các thành phần kinh tế phát triển chưa mạnh, vì vậy chưa thu hút được nhiều lao động. Cơ chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ có trình độ cao còn nhiều bất cập.

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm cải tiến, chưa cập nhật kịp thời các kiến thức mới, tiên tiến của thế giới và khu vực, chưa đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng.

II. MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; hình thành đội ngũ người lao động có trình độ cao và có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến cuối năm 2005, có từ 85% thanh thiếu niên ở các phường, thị trấn, 80% ở các xã đồng bằng và 70% ở các xã đặc biệt khó khăn có trình độ trung học cơ sở; 95% số xã, phường, thị trấn, 7/7 huyện, thành phố trên toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, từng bước triển khai phổ cập giáo dục bậc trung học nơi có điều kiện, phấn đấu trước năm 2020 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm trung học phổ thông, trung học dạy nghề, trung học chuyên nghiệp).

- Nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 22% năm 2005, 40%-50% năm 2010 và trên 50% năm 2010; Lao động qua đào tạo nghề năm 2005: 11-12%, đến năm 2010: 21-22% và đến năm 2010 trên 40%.

- Thực hiện chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, tin học và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2010. Cụ thể là:

+ Đối với cơ quan hành chính:

Công chức hành chính thuộc các ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên: Nâng từ 70% lên 100% đạt chuẩn về quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ, từ 1% lên 10% có trình độ chuyên môn sau đại học; phấn đấu 100% đạt chuẩn về lý luận chính trị, Tin học và Ngoại ngữ theo quy định để dần hình thành độ ngũ chuyên gia về lĩnh vực trong quản lý hành chính Nhà nước.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp:

Nâng từ 80% lên 100% viên chức sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp thực hiện công vụ; nâng từ 35% lên 50% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; phấn đấu 100% có trình độ Tin học, Ngoại ngữ đối với các chức danh có nhu cầu.

+ Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Cán bộ quản lý doanh nghiệp: Về chuyên môn 100% có trình độ Đại học trở lên; về lý luận Chính trị có 100% có trình độ trung cấp trở lên; phấn đấu 100% được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp; có trình độ Tin học, Ngoại ngữ trình độ B trở lên.

Viên chức doanh nghiệp: Nâng từ 60% lên 100% được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt chú ý đào tạo công nhân kỹ thuật ở các ngành nhất là các ngành mũi nhọn: Thuỷ sản, Công nghiệp Vật liệu Xây dựng, Tin học, Du lịch, Cơ khí...;40% có ký luận Chính trị từ Trung cấp trở lên; 100% có trình độ Tin học, Ngoại ngữ đối với các chức danh có nhu cầu.

+ Đối với các xã, phường, thị trấn:

Cán bộ do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ chuyên trách theo nhiệm kỳ ở cấp xã: Nâng từ 90% lên 100% đảm bảo tiêu chuẩn về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận Chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế của từng chức danh theo quy định; phấn đấu nâng từ 15% lên 30% có trình độ Tin học A và từ 10% lên 20% có trình độ Tin học B.

Công chức cấp xã: Nâng từ 90% lên 100% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, từ 10% lên 30% có trình độ trung cấp chính trị trở lên, từ 29% lên 75% được bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước chương trình cơ sở trở lên; phấn đấu 60% có trình độ Tin học A và 30% có trình Tin học B.

Đối với trưởng thôn, bản, tiểu khu: đảm bảo hàng năm có 30% trưởng thôn, bản, tiểu khu được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước, kỹ năng hoạt động theo tính chất và yêu cầu công việc đảm nhiệm.

- Đến năm 2005 tạo việc làm mới và tạo thêm việc làm cho trên 2 vạn người/năm, từ 2005-2010 là 2,5 đến 3 vạn người/năm, từ 2011-2020 trên 3 vạn người /năm. Giảm số người trong độ tuổi lao động không có việc làm ở thành phố, thị trấn xuống dưới 5% vào năm 2010 và dưới 2% vào năm 2010. Nâng mức sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75-80% vào năm 2010 và trên 80% trong những năm 2011-2020.

- Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: đảm bảo để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; ứng dụng các tiến bộ khoa học -kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ tại các tuyến từ xã đến tỉnh.

- Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em nhằm đạt được các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ số bình quân giai đoạn 2005-2010; tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi: dưới 25%o, tỷ lệ chết trẻ em <5 tuổi: dưới 32%o; tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai: dưới 6%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi: dưới 24%.

+ Chỉ số bình quân giai đoạn 2011-2020: tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi: dưới 15%o; tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi: dưới 22%o; tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai: dưới 3%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi: dưới 14%.

- Đẩy mạnh phong trào thể dục - thể thao, cải thiện đáng kể thể lực của nhân dân, đặc biệt là cho thanh - thiếu - nhi và người lao động. Phấn đấu nâng số người luyện tập thường xuyên qua hàng năm để đạt 20% dân số vào năm 2010 và đạt 30% dân số vào năm 2020. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học đảm bảo đến năm 2010 đạt 80% trường học trong toàn tỉnh có chất lượng và đến năm 2020 đạt 100%. Phát triển “gia đình thể thao” trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ 12% số hộ vào năm 2010 và 22% số hộ vào năm 2020.

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP LỚN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, phát triển ngành nghề, tạo việc làm:

- Giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng để phát huy nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của người lao động.

- Có quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh để thu hút nhiều lao động như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, hàng gia công xuất khẩu, phát triển các ngành nghề: nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; khai thác tốt vùng gò đồi; khôi phục và phát triển các nghề truyền thống và các nghề mới; phát triển ngành du lịch, dịch vụ...

- Tiếp tục soát xét, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, các khu kinh tế, cụm công nghiệp - dịch vụ, làng nghề...để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo nhu cầu, thị trường để tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp.

- Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến và du lịch, tạo nên những điểm, những vùng nông nghiệp - du lịch có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tiếp tục phát triển các điểm du lịch, khu du lịch, gắn phát triển du lịch với dịch vụ, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ các địa phương.

- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo nhiều việc làm, phát triển thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường bất động sản...để thu hút đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Tích cực tham gia chương trình xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập; mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho người lao động.

2. Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo nghề:

- Trên cơ sở quy hoạch để sắp xếp và nâng cao năng lực, chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, các trường và cơ sở dạy nghề. Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, thiết thực, gắn với khả năng tạo việc làm. Mở rộng hình thức trực tiếp dạy nghề trong doanh nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống dạy nghề xã hội. Phải tập trung vào việc tạo ra nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến, kỹ thuật - công nghệ cao; vừa bảo đảm chất lượng đại trà, vừa chú ý mũi nhọn, tích cực phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng người tài.

- Đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư...để phổ cập kiến thức khoa học phổ thông cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

- Hình thức các trung tâm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, thông tin cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước, kể cả các chức danh công chức cấp xã theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, có hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

3. Quản lý, sử dụng nguồn nhân lực:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trên địa bàn toàn tỉnh để có sự điều chỉnh, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực phục vụ vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị phải chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của mình.

- Thu hút, bố trí sử dụng số lao động đã qua đào tạo, ưu tiên và có chính sách cho những người tự nguyện đến làm việc ở cơ sở nông thôn, đặc biệt là về vùng sâu, vùng xa, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đưa một số sinh viên đã tốt nghiệp đại học tăng cường cho cơ sở để phục vụ rèn luyện, đào tạo nguồn cán bộ cho tương lai.

- Có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng giai đoạn để tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về thu hút nhân tài, người có trình độ chuyên môn cao, có học hàm, học vị về công tác tại Quảng Bình; Ban hành quy chế thực hiện chính sách đãi ngộ nhân tài, người có trình độ chuyên môn cao, có học hàm, học vị hiện có của tỉnh; Hạn chế tối đa việc thuyên chuyển những đối tượng trên ra ngoài tỉnh.

- Có chính sách sử dụng sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nhất là ở những chuyên ngành cần cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh và những ngành kỹ thuật, công nghệ cao.

- Thành lập các hội khoa học - kỹ thuật và liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh để có điều kiện liên kết, phối hợp, hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tư vấn phản biện, thẩm định khoa học và quy tụ lực lượng cán bộ cán bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả tiềm năng sáng tạo của đội ngũ trí thức.

- Có chính sách, cơ chế động viên, tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, các trung tâm khoa học kỹ thuật trong nước, khu vực và quốc tế đối với các đề án phát triển của tỉnh.

4. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực:

Nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư cho Giáo dục- Đào tạo, phải quan tâm thích đáng đến đào tạo nghề, cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học, công nghệ.

Cân đối hợp lý tỷ lệ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh gắn với việc phát triển nguồn nhân lực.

- Huy động sự đóng góp của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để xây dựng “Quỹ nuôi dưỡng tài năng trẻ” của tỉnh nhằm cấp học bổng cho học sinh, sinh viên học giỏi; hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

- Có chính sách ưu đãi về đất, tạo các điều kiện thuận lợi khác để khuyến khích các tổ chức, các ngành, các nhà đầu tư xây dựng trường, lớp, cơ sở đào tạo nghề, nhất là những nghề cần cho sự phát triển của địa phương. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác Giáo dục - Đào tạo; động viên mọi người thi đua học tập, xây dựng xã hội học tập.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế để phát triển các cơ sở đào tạo nghề hiện đại, cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt cho các ngành công nghệ cao trong tương lai.

- Tiếp tục phân bổ lại dân cư và lao động ở các địa bàn, địa phương, từng bước khắc phục tình trạng thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở nông thôn; phát triển các làng thanh niên lập nghiệp, các khu kinh tế mới, kinh tế trang trại để gắn việc sử dụng tài nguyên đất đai với nguồn lao động tại chỗ. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Tăng cường đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20% vào năm 2010; thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình; đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, xây dựng đời sống văn hoá, rèn luyện thân thể cho người lao động, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền:

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, thủ trưởng các ngành, các cơ quan, đơn vị, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị mình, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về yêu cầu, nhiệm vụ, sự cần thiết, tính cấp bách của việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh nhà. Gắn phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo với phát triển nguồn nhân lực, chú trọng kết hợp thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu với giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động ngay từ địa phương, cơ sở.

- Đề cao trách nhiệm, nâng cao trình độ, năng lực của các cơ quan tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai tích cực công tác phát triển nguồn nhân lực cho thời kỳ mới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, lao động ở các ngành, địa phương, đơn vị.

IV. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Từ năm 2005 đến năm 2010:

Tạo bước chuyển biến cơ bản về số lượng và chất lượng của người lao động; Cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; xây dựng được cơ cấu lao động hợp lý thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh; nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà.

2. Từ năm 2011 đến năm 2020:

Trọng tâm của giai đoạn này là củng cố, duy trì vững chắc những thành quả đạt được trong giai đoạn 1; xây dựng và hoàn thành chương trình dài hạn 10 năm về phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch, phát triển mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường dạy nghề; Tăng cường đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện phát triển giáo dục dân tộc, hiện đại và đại chúng, xây dựng xã hội học tập.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ:

1. Chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc Trung học.

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục - Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Chương trình về đào tạo chuẩn hoá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trong bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

4. Chương trình chăm sóc sức khoẻ của Thanh - Thiếu - Nhi và người lao động.

-Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

- Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

5. Chương trình nâng cao thể lực của Thanh - Thiếu - Nhi và người lao động.

- Cơ quan chủ trì: Sở Thể dục - Thể Thao.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục - Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

6. Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu ba - Đồng Hới, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

7. Chương trình giáo dục đạo đức và chăm sóc đời sống tinh thần của Thanh -Thiếu - Nhi và người lao động.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn Hoá - Thông tin.

- Cơ quan phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 10 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k