Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong văn bản Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

C1. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai-NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
C2. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó cho ta thấy rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.
C3. Qua văn bản Nước Đại Việt ta (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 2), em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào, tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi.
C4. ​Trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập của học sinh hiện nay.
8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.603
28
5
Nguyễn Thành Trương
07/05/2018 23:57:25
Câu 1: Qua 2 câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương dân, bảo vệ đất nước độc lập để yên dân. Muốn thực hiện điều yên dân, phải trừ bọn hung bạo, đó là bọn giặc Minh xâm lược. Nhiệm vụ hàng đầu của nghĩa quân là vì dân mà đánh giặc xâm lược.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Thành Trương
07/05/2018 23:58:42
Câu 2:
Bài làm
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng" Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cánh mạng thật là sang" Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.
Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.
2
3
Nguyễn Thành Trương
07/05/2018 23:59:55
Câu 3:
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
2
2
Nguyễn Thành Trương
08/05/2018 00:01:17
Câu 4:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” đó là câu nói vô cùng chí lý mà tổ chức UNESCO đã nói.
Học tập là tiền đề là công cụ để bạn đi tới thành công trong tương lai. Đúng như Lê- Nin đã nói: “Học nữa học mãi”
Trước hết “học để biết” . Ông cha ta có câu :”Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “. Hay như câu nói “ học ăn, học nói, học gói, hóc mở” để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích
Học tập là quá trình quan trọng của đời người nó là cái nôi tri thức, những kiến thức bạn tích lũy được sẽ giúp ích cho bạn trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, không bao giờ thừa.Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn. Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì
Học phải đi đôi với hành vận dụng nếu bạn học chỉ học tốt lý thuyết suông không vận hành thì sẽ thật uổng phí công sức thời gian tiền bạc bạn bỏ vào học tập.
Học để giúp bạn hòa nhập với cộng đồng vì trong một xã hội ngày càng phát triển nếu bạn không cố găng không có kiến thức thì bạn sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội ấy.
Người có học sẽ luôn biết cách cư xử đúng mực hòa nhã, tạo ra các mối quan hệ hài hòa trong xã hội.Đúng như câu ca dao, tục ngữ “ học ăn học nói học gói học mở” cái gì trong cuộc sống cũng đều phải bắt đầu bằng việc học.
Học để tự hoàn thiện mình và khẳng định giá trị của bản thân, chỉ có kiến thức có ý cho xã hội thì bạn mới được xã hội đánh giá cao và ghi nhận. Học sẽ giúp bạn đóng góp công sức mình làm điều có ích cho bản thân gia đình và xã hội.
Để việc học được tốt bạn nên chủ động thay đổi bản thân mình sao cho tích cực chủ động trong việc học tập, tạo cảm hứng học tập…
Học tập giúp bạn tìm ra ước mơ cho mai sau của mình và theo đuổi ước mơ đó. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì. Mục dích học tập tạo động cơ thúc đẩy bản thân liên tục trau dồi kiến thức, từ đó gặt hái thành tích cao trong các kì thi mà không cần phải dùng những mánh khóe, gian lận trong thi cử. Mục đích học tập tạo định hướng tương lai rõ ràng, giúp chúng ta thành công hơn khi bước vào đời.
Ngày nay, cuộc sống hiên đại đã tác động đến suy nghĩ con người, một bộ phân học sinh, sinh viên thời nay không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài học tập nhưng một cái máy, coi việc học nhưng một nghĩa vụ cần làm để làm cha mẹ hài lòng. Họ cho răng bằng cấp nhằm mục đích phục vụ cho công danh sự nghiệp của họ sau này mà quên mất ràng lợi ích của việc học là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng sống, và sống sao cho đúng chuẩn mực xã, ứng xử sao cho có văn hóa, sống sao cho đúng làm người mới là điều quan trọng nhất
Học vấn là tài sản vô cùng quý giá mà con người có được do quá trình tích lũy liên hệ với bản thân và tự rút ra kinh nghiệm thực tế.
3
2
Nguyễn Tấn Hiếu
08/05/2018 08:16:02
Câu 1 :
nhân nghĩa chân chính khác hẳn với thứ nhân nghĩa giả trá được giặc minh đưa ra làm chiêu bài để cướp nước ta.. Thế lực bạo tàn ở đây là giặc xâm lược, là phải nghĩa. đánh xâm lược , diệt bạo tàn để cứu dân là đội quân nhân nghĩa. đó là tư tưởng tiến bộ xuất phát từ tấm lòng lo dân lo nước của Nguyễn Trãi.
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
08/05/2018 08:17:04
Câu 2 :
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
08/05/2018 08:19:25
Câu 3 :
Tác giả Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở Chí Linh, Hải Dương là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học từng theo Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. Về sự nghiệp văn chương ông có nhiều tác phẩm lớn như Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Quốc Âm Thi Tập, Ức Trai Tập, trong đó “Bình Ngô Đại Cáo” là một tác phẩm nổi tiếng . Bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp “Bình Ngô” như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Bài cáo được Nguyễn Trãi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đang thắng lợi, nước ta bảo toàn được nền độc lập, tự chủ, hòa bình. Tác giả viết Bình Ngô đại cáo theo thể cáo- một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa-viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công bố trước toàn dân. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô đại cáo, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêngcủa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra. Như vậy việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. "Yên dân" chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại- dân là nòng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo”, bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà chuyên đi hà hiếp nhân dân. Bọn người thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như khác nhau nhưng lại rất liên quan, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.
Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc , yên bình .Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước, trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, NguyễnTrãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Và đương nhiên, mỗi quốc gia, dân tộc đều có nét riêng biệt, đặc trưng của họ.
Cũng như nước ta, nền văn hiến ngàn năm làm sao có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng. Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc , điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy. Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.
Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi, phong tục- hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng.
Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một - cũng như là bài cáo - chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa HàmTử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Ở đoạn thơ này, NguyễnTrãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc. Cách nêu dẫn chứng rõ ràng, cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Và cũng chính tại đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới. Tác giả nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “ Hàm Tử”, “ Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ , có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Tất cả những trang sử hào hùng, vẻ vang ấy, đều đã được sử sách ta cẩn thận ghi lại, không thể chối cãi, và không ai có thể thay đổi. Đây cũng chính là tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng của nhà thơ.
Tóm lại, tác phẩm Bình Ngô đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn đầu là một sự thành công của Nguyễn Trãi, là mở đầu cho áng văn thiêng cổ “Bình Ngô Đại Cáo”. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
08/05/2018 08:21:20
Câu 4 :
Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Mục đích của học tập đã được UNESCO tổng kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khắng định mình”. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyến theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kỉ XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.
Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách cùa mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.
Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí: biết -> làm -> chung sống -> tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.
vô trang mình 5 sao nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×