LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua truyện người con gái Nam Xương và Kiều ở lầu Ngưng Bích hãy làm sáng tỏ (lập dàn ý chi tiết)

"phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ là 1 trong những nội dung nổi bật trong nền trung đại VN .tuy nhiên mỗi tác giả lại có cách thể hiện riêng ". qua truyện người con gái nam xương và kiều ở lầu ngưng bích hãy làm sáng tỏ (lập dàn ý chi tiết).
1 trả lời
Hỏi chi tiết
279
1
0
uz
20/08/2022 08:58:45
+5đ tặng
Mở bài:
– Dẫn dắt, nêu vấn đề, trích dẫn ý kiến.
 
2.2. Thân bài
 
  a. Giải thích
– Bi kịch: là hoàn cảnh éo le, trắc trở, đau thương, là những đấu tranh căng thẳng của con người mà kết thúc thường là sự thất bại, hi sinh.
– Bi kịch của người phụ nữ: là những cảnh ngộ trái ngang, những hoàn cảnh sống đau thương mà họ rơi vào. Trong xã hội phong kiến đương thời, người phụ nữ đều là những nạn nhân khốn khổ của xã hội, cuộc đời họ không tránh khỏi những dằn vặt, khổ đau, tủi hờn, xót xa, tuyệt vọng…
– Khám phá: là phát hiện mởi mẻ, cách nhìn riêng
– Thể hiện: là trình bày bằng hình thức nghệ thuật phù hợp
-> Một trong những nội dung chủ yếu của văn học trung đại là phản ánh số phận đau thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Cùng viết về bi kịch của người phụ nữ nhưng mỗi tác giả lại có cách nhìn riêng và thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.
* Lí giải:
– Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội phong kiến. Đó là xã hội trọng nam khinh nữ coi thường người phụ nữ. Xã hội mục ruỗng, thối nát với những cuộc chiến tranh phi nghĩa, với sự bóc lột của các tầng lớp thống trị… Đời sống của nhân dân thống khổ, điêu linh và người phụ nữ càng thêm khốn khổ. Họ khổ vì trăm ngàn thứ định kiến, lễ giáo hà khắc, vì chiến tranh phi nghĩa, vì nhỏ bé giữa xã hội.
– Thời đại nào, văn học ấy. Văn học trung đại Việt Nam đã bám sát đời sống để phán ánh chân thực bi kịch của người phụ nữ.
– Văn học thuộc bộ môn nghệ thuật đòi hỏi phải có sự sáng tạo, mới mẻ. Vì thế cùng viết về số phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhưng mỗi tác giả lại có cách khám phá và thể hiện riêng.
– “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cho thấy rõ những khám phá và thể hiện riêng của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du về bi kịch người phụ nữ.
 
  b. Phân tích, chứng minh
 
 
  1. Nét giống nhau:
– Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều khám phá bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: cô đơn, buồn tủi, tuyệt vọng; sống xa những người thân yêu với nỗi nhớ mòn mỏi, da diết; đau đớn khi danh dự, nhân phẩm bị chà đạp; khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng không có được.
-> Các tác giả viết về bi kịch của người phụ nữ với tất cả niềm thương xót, cảm thông, chia sẻ.
– Hai tác giả thể hiện bi kịch của người phụ nữ bằng những hình ảnh ước lệ, thành ngữ, điển tích, điển cố.
  2. Điểm khác biệt trong sự khám phá và thể hiện bi kịch của người phụ nữ
* Sự khám phá và thể hiện của Nguyễn Dữ
– Nguyễn Dữ khám phá bi kịch của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương:
+ Là nạn nhân của chiến tranh, sống cảnh cô đơn xa chồng, chịu nhiều vất vả, gian lao.
+ Là nạn nhân của xã hội trọng nam khinh nữ, bị chồng nghi oan, đối xử tệ bạc và phải tìm đến cái chết.
+ Nặng tình với trần gian, khao khát hạnh phúc gia đình nhưng chẳng thể trở về, hạnh phúc mãi trôi xuôi.
-> Qua bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ lên án, tố cáo xã hội trọng nam khinh nữ với những lễ giáo hà khắc, cuộc chiến tranh phi nghĩa, những người chồng độc đoán, gia trưởng, vũ phu.
– Nguyễn Dữ thể hiện bi kịch của người phụ nữ bằng những nghệ thuật độc đáo:
+ Cách dẫn dắt tình huống sự việc hợp lí, kịch tính ngày càng tăng, thắt nút – mở nút bất ngờ.
+ Sáng tạo chi tiết cái bóng, kết hợp hài hòa yếu tố thực và ảo, lời văn biền ngẫu.
+ Nhân vật được khắc họa qua hành động, cử chỉ, nội tâm, lời nói (đối thoại) và lời tự bạch (độc thoại).
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt: truyện có sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương thức biểu đạt như tự sự + biểu cảm (trữ tình).
+ Thể loại truyện truyền kì
* Sự khám phá và thể hiện của Nguyễn Du
– Nguyễn Du đã khám phá bi kịch của người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều. Bi kịch của Thúy Kiều trong đoạn trích là bi kịch nội tâm:
+ Cô đơn, buồn tủi vì bị đẩy vào lầu xanh, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích (phân tích).
+ Đau đớn, day dứt, lo lắng khi nhớ da diết người yêu, cha mẹ.
+ Buồn lo, sợ hãi khi dự cảm về số phận (phân tích).
-> Qua bi kịch của Thúy Kiều, Nguyễn Du lên án, tố cáo xã hội phong kiến với những thế lực nhà chứa vì tiền đã đẩy người phụ nữ vào khổ đau, bất hạnh (phân tích).
– Nguyễn Du thể hiện bi kịch của người phụ nữ bằng những nghệ thuật độc đáo:
+ Miêu tả nội tâm đặc sắc bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
+ Các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy gợi hình gợi cảm
+ Thể thơ lục bát
 
  c. Nhận xét, đánh giá
– Người phụ nữ trong xã hội phong kiến có số phận thật khổ đau, bất hạnh. Qua bi kịch của người phụ nữ, các tác giả lên tiếng đòi quyền sống cho họ, lên án xã hội cũ.
– Nguyễn Du và Nguyễn Dữ bằng sự khám phá và thể hiện của mình về số phận bi kịch của người phụ nữ đã đem đến cho văn học những tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua đó người đọc thấy được tài năng cũng như cái nhìn đầy mới mẻ, tiến bộ của hai nhà văn, nhà thơ.
2. 3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề; thành công của tác phẩm, tác giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư