Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...]
Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. […]
Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức kí họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.”
(Trích “Những tấm lòng cao cả”, E.Đ. A-mi-xi, NXB Văn học, 2013)
I. Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm với mỗi câu sau: (2,0 điểm)
Câu 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2. Đoạn văn trên có những nhân vật nào?
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào;...”, nêu tác dụng ?
Câu 4. Nhận xét về nhân vật cậu bé thợ nề?
Câu 5. Giải thích nghĩa của từ “nhẫn nại”?
Câu 6. Khi được mẹ của nhân vật tôi khâu lại cho chiếc khuy áo, cậu bé thợ nề đã có thái độ như thế nào?
Câu 7. Theo đoạn văn bản, chi tiết nào cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
C1.
Ngôi kể thứ nhất
⇒ người kế xưng tôi -> ngôi thứ nhất.
C3
BPTT: Liệt Kê
Liệt kê sự việc mà cậu bé thợ nề ấy đã khéo léo dựng lên.
Tác dụng:
+ Muốn ca ngợi sự khéo léo lạ lùng của cậu bé thợ nề ấy.
+ Khiến cho câu văn trở nên diễn đạt hơn, đồng thời hay hơn
+ Chỉ rõ được việc mà cậu bé thợ nề ấy đã khéo léo lạ lùng làm ra
C4
Cậu bé thợ nề rất tốt bụng, hiền lành, chăm chỉ
C5
Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là cố gắng, mặc kệ những khó khăn gian nan mà đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự ...
C6
Mặt đỏ như gấc, chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu, không dám thở vì quá lúng túng
C7
Chi tiết cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy:
- Quần cậu tuy xấu nhưng mặt rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày.
- Cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho một cách ngay ngắn.
→→ Yêu thương, săn sóc, lo chu toàn cho con từ cái ăn, cái mặc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |