Dàn ý tham khảo ^^I. Mở Bài
– Giới thiệu về nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vị nhân sinh
– Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và dẫn dắt vào lời nhận định
II. Thân Bài
*Hoàn cảnh nhân vật chú bé Hồng
– Một đứa trẻ bất hạnh, mồ côi cha, dòng đời xô đẩy bắt buộc mẹ chú phải đi tha hương cầu thực nơi xứ người
– Sống với một bà cô cay nghiệt, nhỏ nhen, ích kỉ, giả dối, độc ác
=> Hoàn cảnh đáng thương, thiệt thòi.
*Chú bé Hồng khi nghe những lời miệt thị cay độc của bà cô
– Đoạn đối thoại giữa chú bé và bà cô thâm độc: Chú bé Hồng cố nén, cố gằn lại, sâu bên trong là cái nỗi căm ghét đến tận xương hủ tục, căm ghét cả bà cô thâm độc đang làm tổn thương tình yêu mẹ của chú bé.
– Khóc rất nhiều cho đến nghẹn họng mà "khóc không ra tiếng" khi nghe bà cô kể về mẹ.
=> Bà cô của Hồng đại diện cho cái nhìn thành kiến cổ hủ, cho sự phi nhân đạo của cả một xã hội mà người phụ nữ phải gánh chịu
=> Tình yêu của Hồng với mẹ không gì có thể dẫm đạp lên, không gì có thể dập tắt, nó bất diệt mạnh mẽ hơn tất cả mọi thứ thị phi trên đời này.
*Chú bé Hồng khi ở trong lòng mẹ
– Cảm thấy ngây ngất hạnh phúc, sung sướng khi tìm lại được thứ cảm giác mà bấy lâu nay đã mất đi
– Đắm đuối nhìn ngắm gương mặt mẹ, cảm nhận hơi thở của mẹ
– Muốn bé lại để được ở mãi trong lòng mẹ như thuở còn thơ
– Quên hết những lời buồn tủi, cay độc trước kia
=> Mẹ về và được ở trong lòng mẹ chính là liều thuốc tốt nhất để chữa lành mọi tổn thương trong tâm hồn chú bé tội nghiệp.
*Tình cảm mà Nguyên Hồng đã gửi gắm qua đoạn trích "Trong lòng mẹ"
– Lời của nhân vật cũng xuất phát từ chính tâm hồn tác giả
– Nguyên Hồng nắm bắt và miêu tả tỉ mỉ đến chính xác từng chuyển động tinh tế nhất của nội tâm nhân vật
=> Sức hấp dẫn và lay động lòng người đến kì lạ.
III. Kết Bài: Khẳng định giá trị nhân đạo cao đẹp của đoạn trích "Trong lòng mẹ" và ngòi bút tinh tế chan chứa tình thương của các giả Nguyên Hồng.