1, Đoạn thơ trích trong bài thơ: ''Quê hương'' của nhà thơ Tế Hanh, được sáng tác năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết.
2, PTBĐ chính: Biểu cảm.
3, Câu thơ '' Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã'' sử dụng biện pháp: so sánh.
Tác dụng: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển, sử dụng động từ mạnh: ''hăng'' => con thuyền từ thế bị động sang thế chủ động.
4, Từ những cảm xúc da diết và thiết tha về quê hương tươi sáng, thơ mộng với những người dân làng chài hùng dũng qua từng câu thơ tác giả bày tỏ, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. Ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Từ in đậm : câu ghép + thán từ.
chúc cậu nhiều ngày tốt lành =))