LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bà thơ “cảnh khuya”

Phân tích bà thơ “cảnh khuya”
2 trả lời
Hỏi chi tiết
90
2
1
Nghĩa
28/08/2022 12:35:10
+5đ tặng

Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên vạn vật, ngay lúc còn trong ngục tối, thời gian bị giam hãm nhưng đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bằng những rung cảm mãnh liệt Bác đã tạo ra những bài thơ tuyệt tác. Cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc đầy gian lao, vất vả nhưng tâm hồn Bác vẫn không thôi hướng về thế giới. Và bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ được tạo ra từ những rung động trước cuộc sống như thế.

Bài thơ Cảnh khuya được viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm tính hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh núi rừng Việt Bắc nhưng lại là khung cảnh thiên nhiên ở một chiều kích không gian khác. Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng núi rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối hay tiếng người? Có lẽ là cả hai âm thanh này đã hòa quyện vào nhau chăng? Thật khó để có thể phân biệt được. Trường liên tưởng và sự so sánh của Bác thật đặc biệt mà cũng thật đúng, tạo nên hình ảnh thơ sinh động, làm sống động cả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đọc câu thơ này ta lại bất giác nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Nếu như trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, của sự toàn mĩ thì ngược lại trong thơ Bác lại lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Đây có thể coi là một bước tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách tinh tế, gợi cảm, hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người hơn.

Câu thơ tiếp theo lại cho thấy sự hòa hợp, hòa quyện của cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên vô cùng huyền ảo, chúng đan cài, hòa quyện vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Ta có thể thấy bức tranh chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp, đường nét, hình khối đan cài, hòa hợp với nhau đến thần kì. Có dáng cổ thụ vươn tỏa, trên cao là ánh trăng trong trẻo, lấp lánh, dưới mặt đất in hình muôn ngàn hoa cỏ, cây cối, bức tranh về đêm mà không hề tăm tối, u buồn, ngược lại đầy sinh động và tràn sức sống.

Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hữu tình ấy con người xuất hiện và đó cũng chính là hình ảnh của thi nhân. Nhà thơ say mê ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Dòng thơ thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Thì ra, Bác thao thức chưa ngủ được là còn vì đang lo lắng cho vận mệnh của nhân dân, đất nước, chính trong những phút trầm lắng suy tư đó Bác đã bắt gặp được vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.

Điệp từ “chưa ngủ” được đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như một bản lề mở ra hai dòng tâm trạng của con người: một con người say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên, một con người đầy ắp nỗi ưu tư về sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai khía cạnh này không mâu thuẫn mà hòa hợp thống nhất với nhau trong tâm hồn Bác. Chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ, cảm động, đó là hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng lo cho đất nước. Câu thơ đã làm sáng ngời phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Bác.

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hoàng Đặng
28/08/2022 12:42:01
+4đ tặng

 
Tham khảo:
Hoài Thanh đã từng nói : "Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn,của nhịp thở con tim " và đúng như vậy ! Qua những lời thơ,đã có thể thấy được tâm hồn của người thi sĩ như thế nào và ngược lại,những lời thơ được gửi gắm và được hòa quyện từ tâm hồn,của con tim.Bài thơ "Cảnh khuya " của Hồ Chí Minh cũng vậy . Bài thơ được viết vào thời kì kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng vẫn cho ta thấy được hồn,sức sống bài thơ.
 
Mới vào bài,ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên đêm trăng tuyệt sắc được Bác miêu tả chỉ trong hai câu thơ đầu :
 
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa "
 
Từ trước đến nay,trăng và người là mối quan hệ chi âm chi kỉ.Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh so sánh " tiếng suối - tiếng hát xa " kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh : tả tiếng suối để cực tả sự yên tĩnh của đêm trăng chiến khu yên tĩnh nhưng không hưu quạnh,vẫn mang hơi ấm,tiếng hát con người.Trong thơ ca cổ,tiếng suối thường được ví với tiếng đần.Đến cả đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng đã từng viết :
 
" Trong như tiếng hạt bay xa 
 
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời "
 
Ở đây,Hồ Chí Minh đã ví tiếng suối với tiếng hát làm bật lên sức sống của thiên nhiên máu rừng thời máu lửa.
 
Trong câu thơ thứ hai,tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ :  từ "lồng" được điệp lại hai lần trong một dòng thơ vẽ nên cảnh tưởng quấn quýt,hòa hợp.Bức tranh đêm chiến khu chỉ có hai gam màu cơ bản : trắng và đen,sáng và tối nhưng vẫn thật sống động,có đường nét và hình khối rõ ràng
 
Trong hai câu thơ tiếp theo cho ta thấy hình ảnh con người :
 
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà "
 
Biện pháp nghệ thuật so sánh đã làm nhấn mạnh được vẻ đẹp nên thơ chữ tình của đêm trăng chiến khu.Cảnh đẹp như một bức tranh sơn mài và khi được thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng đó,tâm hồn thi nhân như say mê ngây ngất.
 
Nếu chỉ dừng lại ở câu thứ ba thì người đọc sẽ dễ nhầm tưởng rằng nguyên nhân khiến người thao thức không ngủ được là vì say mê,ngây ngất trước vẻ đẹp lung linh huyền ảo của đêm trăng chiến khu.Nhưng khi đọc đến câu thơ thứ tư tất cả mới vỡ lẽ.Thì ra,nguyên nhân chính khiến người thao thức,không ngủ được là vì lo nỗi nước nhà ! Nghệ thuật điệp ngữ cụm từ "chưa ngủ " cuối câu ba được điệp lại ở đầu câu bốn đã tô đậm được tâm trạng thao thức của Người.Điệp ngữ "chưa ngủ" cũng như một bản lề đóng và mở ra hai hướng của cùng một tâm trạng : tâm hồn thi nhân say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên,của đêm trăng chiến khu và cốt cách của người chiến sĩ đang lo lắng cho vân mệnh nước nhà.Hai câu thơ cũng làm nổi bật được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh : Tâm hồn thi sĩ  hòa hợp với cốt cách người chiến sĩ tạo nên một phong thái ung dung,lạc quan cách mạng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư