Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa nhân loại nào

HCM đã tiếp thu văn hóa nhân loại nào?
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
152
0
0
tran le tuyet mai
05/09/2022 14:39:20
+5đ tặng

Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành đã được hấp thụ một nền quốc học và Hán học khá cơ bản, đủ sức tạo cho anh một bản lĩnh văn hoá vững vàng để có thể không bị choáng ngợp trước nền văn  minh của phương Tây.

Ra nước ngoài, anh Thành có điều kiện đi nhiều, hiểu rộng, biết nhiều ngoại ngữ, đến được nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều vĩ nhân,…do đó có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, gia nhập nhiều tổ chức, vào nhiều hội, đoàn (Công đoàn lao động hải ngoại ở Anh, các Hội du lịch, Hội nghệ thuật và khoa học, Câu lạc bộ Faubourg, vào Đảng Xã hội rồi Đảng Cộng sản, kể cả vào Hội Tam điểm,…) để học cách tổ chức, tìm hiểu các cơ chế chính trị – xã hội,…nhằm chắt lọc lấy cái hay, cái tốt, cái thích hợp, phục vụ cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và xây dựng nước Việt Nam độc lập trong tương lai.

a. Trên hành trình đến với văn hoá nhân loại, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp trước tiên và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng và phong cách văn hoá của Người.

Tại Pháp, Người đã tiếp thu lý tưởng nhân quyền, dân quyền và pháp quyền của các nhà Khai sáng Pháp và vận dụng nó vào cuộc đấu tranh, phê phán chế độ thực dân, đòi các quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa. Có thể tìm thấy dấu ấn ảnh hưởng các giá trị của nền Cộng hoà Pháp trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập 1945, trong Hiến pháp đầu tiên 1946,…

Đúng là Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Đại cách mạng Pháp và muốn đi sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy. Và Người đã nhận ra rằng nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị vềcon người cá nhân, nhất là về quyền tự do, bình đẳng của cá nhân theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp; còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa phương Đông, vốn đề cao tinh thần cộng đồng, luôn đặt quốc gia, dân tộc lên trên cá nhân. Với Hồ Chí Minh, Tự do trước hết vẫn là tự do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân; Bình đẳng cũng được Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc; còn Bác ái (fraternité) – một khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù của mình”, là điều khó chấp nhận đối với các dân tộc bị áp bức! Hồ Chí Minh hiểu khái niệm này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu ái, như tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, nên Người thường quen gọi những người lao động, các dân tộc bị áp bức là anh em (hỡi anh em ở các thuộc địa!, các dân tộc anh em, các nước anh em,…).

Tóm lại, Hồ Chí Minh nhận thức Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua lăng kính của ngươì dân bị áp bức châu Á chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp, nên chỉ coi đó là những yếu tố cần chứ chưa đủ. Cái giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh theo đuổi suốt đời là: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Điều quan trọng ấy lại không có trong bảng giá trị của nền Cộng hoà Pháp, vì vậy, trong thư kêu gọi những người Pháp  hãy cộng tác bình đẳng, thân thiện với Việt Nam để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc, Người đã chủ động bổ sung vào khẩu hiệu ấy một từ nữa: “Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức: Tự do, Bình Đẳng, Bác ái, Độc lập”3. Thêm Độc lập để ràng buộc họ: “Nước Pháp muốn độc lập, không có lý gì lại muốn nước Việt Nam không độc lập?”

Như vậy, con đường Hồ Chí Minh tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại là  lựa chọn, tích hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải biến nó cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và nhu cầu đất nước để tạo ra cách làm riêng, không vay mượn nguyên xi một mô hình ngoại lai nào; tức là tiếp thu trên cơ sở phê phán, tiếp nhận gắn liền với đổi mới, theo các tiêu chí: Dân tộc, Dân chủ  Nhân văn.

         

b. Hồ Chí Minh  đến với chủ nghĩa Mac-Lênin, được hấp thụ một thế giới quan, nhân sinh quan triệt để cách mạng và khoa học, một vũ khí sắc bén để cải tạo xã hội và con người. Nhưng từ giác độ văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh nhận thấy chủ nghĩa Mác-Lênin chủ yếu vẫn được hình thành  trên nền tảng triết lý phương Tây, mang dấu ấn đấu tranh giai cấp ở phương Tây. Để được hoàn thiện, Người kiến nghị cần bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông, bởi phương Tây chưa phải là toàn thế giới !

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác đương nhiên Người đã tiếp thu học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác, nhưng tiếp thu và vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước là hai việc khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm của văn hoá phương Đông và Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đang đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh vẫn chú trọng hơn đến đoàn kết, thống nhất, đồng thuận dân tộc. Hồ Chí Minh đã không tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp như một số người, chỉ thấy đấu tranh giai cấp mà không thấy sách lược liên minh, hợp tác giai cấp ở mỗi giai đoạn cụ thể (tất nhiên là vừa hợp tác, vừa đấu tranh); không thấy vấn đề đoàn kết giai cấp  trong đại đoàn kết dân tộc; không thấy vấn đề  liên minh giai cấp  trong mặt trận dân chủ chống phát xít,…

Vì vậy, trong đấu tranh giải phóng dân tộc, với nhận thức rằng “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”, “người ta không thể làm gì được cho người An Nam nếu như không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất trong đời sống xã hội của họ”, Hồ Chí Minh rất coi trọng sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ dân tộc, đã ra sức củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Trong kháng chiến chống Pháp, có lần Người đã phê phán những biểu hiện tả khuynh của một số người: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng đề ra khẩu hiệu giai cấp  đấu tranh mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”4, “trong lúc cân toàn dân đoàn kết mà chủ trương giai cấp đấu tranh là môt điều ngu ngốc5”.

Hồ Chí Minh  đánh giá rất cao Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, coi Luận cương đã đem lại  một thứ ánh sáng như là thiên khải (lux-fiat), giúp Người bừng sáng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Việt Nam. Nghĩa là Hồ Chí Minh đến với Lênin trước hết vẫn từ chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi Lênin là người yêu nước vĩ đại nhất, vì sau khi đã giải phóng nước Nga, ông còn muốn giải phóng tất cả các dân tộc thuộc địa! Có thể nói, Hồ Chí Minh  là người rất mực tôn sùng Lênin, không phải ở lý luận về chuyên chính vô sản mà trước hết là ở đạo đức của Người (coi khinh sự xa hoa, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị,…), nghĩa là vẫn từ góc nhìn của văn hoá phưong Đông, văn hoá Việt Nam. Còn lý luận về nhà nước thì Hồ Chí Minh lại chủ trương xây dựng nhà nước dân chủ cộng hoà, nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc.

Nêu qua một vài dẫn chứng như trên để thấy rõ: Hồ Chí Minh là người cộng sản có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người cũng không tiếp thu một cách giáo điều, mà lựa chọn những “cái cần thiết”, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và nhu cầu thực tiễn của đất nước. Đó là sự tiếp thu có cải biến,  đổi mới, theo các tiêu chí đã được nêu ở trên.

Từ lý luận cách mạng vô sản của phương Tây vận dụng vào cách mạng giải phóng thuộc địa ở một nước thuộc địa phương Đông, nếu rập khuôn, giáo điều thì chỉ có thất bại. Muốn thắng lợi, đòi hỏi phải biết điều chỉnh một cách sáng tạo, biết tìm ra cách làm khác, thậm chí có điều phải làm ngược lại. Chính trên ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh không chỉ là người biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo mà còn là người đã góp phần cải biến, phát triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin trên một loạt luận điểm quan trọng.

Chỉ mới hơn một năm sống ở Maxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã dám đưa ra một luận điểm mà nhiều nhà cách mạng thế giới phải suy nghĩ: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết học nhất định của lịch sử. Nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại!”.

Nguyễn Ái Quốc đã xuất phát từ truyền thống văn hoá Việt Nam để tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác. Ông là người cộng sản đầu tiên nhận ra và đánh giá cao tiềm lực của cách mạng phương Đông. Trong một bài đăng trên tạp chí Cộng sản số tháng 5-1921 của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề: “Chế độ cộng sản có thể áp dụng ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không?”.

Câu trả lời của Nguyễn là trái ngược với quan điểm của Quốc tế Cộng sản đầu những năm 20. Lúc bấy giờ, thuyết "Européo-centrisme" còn đang  thống trị châu Âu, vẫn coi châu Âu là trung tâm của thế giới, xem thường phương Đông lạc hậu, nhất là các dân tộc nhược tiểu. Các đảng xã hội Quốc tế II chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề dân tộc thuộc địa. Các đảng cộng sản theo Quốc tế III thì cho rằng: vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa chỉ có thể được giải quyết khi nào cách mạng vô sản giành được thắng lợi ở chính quốc. Cả Mác, Ăngghen, rồi Lênin cũng chưa nghĩ đến khả năng các dân tộc thuộc địa có thể tự giải phóng mình ngay giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.

Thế mà Nguyễn Ái Quốc lại cả gan đưa ra một quan điểm trái ngược, “phi kinh điển” so với các luận điểm trên. Từ sự phân tích những điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội…của châu Á (chế độ ruộng công, thuyết bình đẳng về tài sản, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn, chế độ phúc lợi cho người già, tư tưởng “dân vi quý”, sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám,…), Nguyễn Ái Quốc đưa ra nhận định: “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”, nghĩa là theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng thuộc địa đi theo con đường vô sản có thể nổ ra ở châu Á, nếu “chúng ta có nhiệt tình tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và thực tâm muốn giúp đỡ những người lao động lật đổ ách của những kẻ bóc lột” thì họ sẽ trở thành một lực lượng khổng lồ “và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc” họ cũng “có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”6.

Đó quả thật là một luận điểm táo bạo, mới mẻ, lạ lùng nữa, trước đó chưa có ai nhìn ra và chưa ai dám khẳng định mạnh mẽ như thế về khả năng thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.             

Tóm lại, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã từ người yêu nước trở thành người cộng sản, ngược lại Người cũng đã góp phần bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông, làm cho chủ nghĩa Mác từ học thuyết đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, đồng thời còn là học thuyết đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX. Điều đó chính là kết quả của việc Hồ Chí Minh đã tiếp biến chủ nghĩa Mác-Lênin từ truyền thống văn hoá Việt Nam, văn hoá phương Đông và từ kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

c. Sau khi về Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc có dịp tiếp xúc với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, tiếp thu những yếu tố phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, để đề ra mục tiêu "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc", nghĩa là vận dụng Tôn Trung Sơn nhưng đã có sự đổi khác.

- Tôn Trung Sơn đề ra chủ nghĩa dân tộc vì theo ông, Trung Quốc mới chỉ có chủ nghĩa gia tộc, chủ nghĩa tông tộc mà chưa có chủ nghĩa dân tộc. Đối với gia tộc và tông tộc, người Trung Quốc có sức liên kết vô cùng mạnh mẽ, sẵn sàng vì nó mà hy sinh, còn với quốc gia, trước nay người ta chưa có tinh thần đó. Hiện Trung Quốc tuy là nước độc lập nhưng đang bị các nước đế quốc áp bức, xâu xé như một "thứ thuộc địa", do đó phải đề xướng chủ nghĩa dân tộc, chống đế quốc, làm cho Trung Quốc hưng thịnh.

Việt Nam khác Trung Quốc, chủ nghĩa gia tộc và tông tộc không nặng như Trung Quốc, trái lại, do lập quốc sớm, nên chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc phát triển rất mạnh, Hồ Chí Minh không nói chủ nghĩa dân tộc mà đề ra mục tiêu dân tộc độc lập.

- Tôn Trung Sơn đề ra chủ nghĩa dân quyền, theo ông, các nước Âu - Mỹ thời quân chủ không có tự do nên mới nêu khẩu hiệu đấu tranh cho tự do; trái lại, Trung Quốc từ xưa đến nay đã sống đầy đủ trong tự do rồi, vì vậy, ông đề ra nội dung của chủ nghĩa dân quyền là dân chủ, bình đẳng. "Chủ nghĩa dân quyền của chúng ta chủ trương đạp đổ chế độ quân chủ, giành bình đẳng về địa vị chính trị cho mọi người dân, ví như các nước Âu - Mỹ giành được tự do rồi, vẫn phải tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, vì dân chủ còn bị hạn chế".

Hồ Chí Minh không nói chủ nghĩa dân quyền như Tôn Trung Sơn, mà nói dân quyền tự do, vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, mất quyền độc lập, phải giành lại độc lập mới có tự do, do đó mới nhấn mạnh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!".

- Tôn Trung Sơn đề ra chủ nghĩa dân sinh, coi đó là động lực tối cao, là trọng tâm của mọi hoạt động lịch sử. Mục tiêu của ông là xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, làm cho mọi người được quân bình về mặt tài phú mà không còn đại bần nữa. Biện pháp thực hiện của ông:

+Một là, thực hiện bình quân địa quyền, giải quyết được vấn đề ruộng đất coi như giải quyết được một phần hai vấn đề dân sinh.

+Hai là, tiết chế tư bản đồng thời xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, do nhà nước sở hữu và quản lý, lợi tức thuộc về nhân dân. Đó là hình ảnh về một thế giới đại đồng mà Khổng Tử mong muốn.

Hồ Chí Minh không nói chủ nghĩa dân sinh mà nói dân sinh hạnh phúc, làm cho ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được sống một đời hạnh phúc. Nếu nước độc lập, tự do mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Tóm lại, Hồ Chí Minh có mô phỏng, học theo, nhưng không sao chép nguyên văn, mà có chọn lọc, biến đổi cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo