Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao thay đổi của nến kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập văn hoá với quy mô toàn cầu thì giới trẻ cần có trách nhiệm cho bản thân trong thời đại mới: tiếp thu văn hóa thế giới . Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia, Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm ăn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phôi trộn hài hoà giữa cũ và mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào lưu thời trang trên thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau". Đế làm được điều đó, không chi đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập. Bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cùng tồn tại không ít những thanh niên sống thiếu lí tưởng, không có mục đích rõ ràng, du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, cả những nền văn hoá vốn không mang nhiều giá trị nhân văn thẩm mĩ chỉ đê thoả mãn nhịp sống gấp, sống sành điệu của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Đó là bộ phận biểu hiện lối sông ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, hòa tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tư tưởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, đồng hoá văn hóa ngoại lai, chỉ khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du nhập, đổi mới, Bất giác,ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chi khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa có sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế, co thê nói, cả 2 điều trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá hiệu quả văn hoá ngoại lai. Điều đó là một ẩn số chỉ được giải quyết bằng bất đăng thức hành động của mỗi con người.