Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ Viếng lăng Bác

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
16.912
34
3
Huyền Vũ Chu Tước
20/05/2018 21:00:49

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đếnviếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam,nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.

- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
3
Yamashita Hana
20/05/2018 22:00:10
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?
Gợi ý :
- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên " 79 mùa xuân " cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người.
- Nếu để từ " tuổi " thì chỉ nói được Bác Hồ đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác.
- Còn dùng từ " Xuân " có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết "tràng hoa dâng 79 mùa xuân " gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. Và từ " mùa xuân " như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều-> chuyển nghĩa theo phưong thức ẩn dụ.
6
2
Yamashita Hana
20/05/2018 22:14:57
Câu 2 (3 điểm)

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đôi lần gặp thất bại, những lúc đó ta cần có nghị lực, ý chí vươn lên để tiếp tục đạt được thành công mà mình mong muốn. Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.

Câu nói của giáo sư như một lời động viên, cổ vũ những thủ khoa, ông luôn tin vào khẳng định của mình: “thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Đúng thế con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng, chản nản mà phải nhận ra bài học để rồi đi đến thành công. ” Thất bại” nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự tính. ” Mầm mống” ở đây nghĩa là nguyên nhân, là bài học bổ ích mà ta nhận ra, rút ra từ sự thất bại đó, ” thành công” là đạt được kết quả cao, mục đích như dự định. Như vậy, chỉ với một câu ngắn gọn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã gửi gắm rất chân thành ý nghĩa của cuộc sống, phải biết lấy thất bại là ngọn nguồn dẫn đến thành công.

Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin, nghị lực. Bởi lẽ nó chính là nền tảng để đi đến thành công. Nếu ta thiếu niềm tin và ý chí thì chả khác nào đã đang đánh mất đi cuộc sống đầy ý nghĩa này. Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng. Ở đó luôn có những chông gai, thử thách, thậm chí có cả thất bại làm cản trở ước mơ của ta. Và đó là điều tất yếu không bao giờ tránh khỏi. Ta thất bại có thể do chủ quan, khác quan.

Trong lịch sử đấu tranh, nhân dân ta rất nhiều lần khởi nghĩa đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhưng đều thất bại, trong thời kỳ đổi mới ngày nay, con người muốn đạt được thành công thì phải trải qua biết bao gian khó, thử thách,… nhưng điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút ra kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên, khi ấy bạn sẽ cảm thấy mình trưởng thành và lớn khôn lên nhiều. Luôn nhớ rằng ” ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên không mà chẳng dại đôi lần”. Nếu ta gục gã buông xuôi trước một thất bại chẳng phải đồng nghĩa ta là một kẻ yếu mềm, thiếu ý chí không biết vượt lên chính mình hay sao? lúc đó ta sẽ không thể đạt thành công trong công việc hay sao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn đồng bào ta:

” Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết trí ắt làm nên”

Ở đời, con người luôn cần có sự thành công cho mình và cho công động, Vì thế chúng ta hãy phấn đấu vươn lên mọi gian nan trong cuộc đời, hãy đạp tan những thất bại làm chắn ngang trên con đường bước tới tương lai của ta. Chúng ta nên xem thất bại là một lần giúp ta tôi luyện và trưởng thành hơn, mỗi người nên phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.

Tóm lại, lời chia sẻ của giáo sư Ngô Bảo Châu cho ta những bài học sâu sắc, từ đó hãy sống có nghị lực, mạnh mẽ, dũng cảm, dám đối mặt với thất bại để có thể đạt được kết quả tốt đẹp như mong ước.

3
1
Ngưu'ss Ngây Ngô
20/05/2018 22:32:16
Phần 2
1)
- Đoạn trích rút trong tác phẩm chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Hai nhân vật trong đoạn trích là ông Sáu và bé Thu
1
2
Ngưu'ss Ngây Ngô
20/05/2018 22:33:08
Làm giúp mình câu sau với, mình cần gấp
7
3
Dương Tú
21/05/2018 08:14:15
Câu 1

4 câu đầu bài thơ Viếng Lăng Bác

Con ở miền nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó, và in trong tập "Như mây mùa xuân” (1978).
3
0
Dương Tú
21/05/2018 08:31:13
Câu 3 (3 điểm) Phần I
I. Mở bài: Thành công trong cuộc sống là điều mà ai cũng mơ ước. Nhưng để đi đến thành công con người thường phải trải qua nhiều thất bại. Khi gặp thất bại, mỗi người có thái độ khác nhau. Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
II. Thân bài:
a. Giải thích
+ Thất bại: Là khi công việc của ta gặp khó khăn, không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Thành công: Hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp, đạt được kết quả, mục đích như mong muốn.
+ Mầm mống: được hiểu là những dấu hiệu, là điểm khởi đầu để đi đến thành công.
2. Bình luận:
Khẳng định quan điểm: Quan niệm của giáo sư là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức của cuộc sống, với những thất bại mà ta gặp phải trên đường đời.
Tại sao nói “ thất bại là mầm mống của thành công”.
- “Thất bại – thành công” là hai khái niệm đối lập nhưng đó là mặt của một thể thống nhất. Đặc biệt hơn hai mặt đối lập này lại gắn bó không thể tách rời. Nó tạo thành một mệnh đề khép, hô ứng chặt chẽ
- Ta đều biết, trên bước đường dẫn đến thành công không chỉ có hoa hồng mà có rất nhiều chông gai, trắc trở. Muốn đi đến cái đích của con đường ấy ta phải trải qua rất khó khăn, thậm chí rất nhiều thất bại.
- Trong cuộc sống, có lẽ không có thành công nào mà không từng trải qua thất bại. Thành công càng lớn thì thất bại càng nhiều.
- “Thất bại” chỉ là “mầm mống” của “thành công” đối với những ai gặp thất bại nhưng có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên. Bởi khi thất bại, người có nghị lực thường phân tích, mổ xẻ vấn đề tìm ra nguyên nhân dẫn đến thất bại đó. Từ đó họ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, giúp họ tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới gần thành công hơn.
- Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh vững vàng, từ đó chúng ta có thể tiến gần đến thành công hơn.
D/c: - Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết lái xe đạp đấy.
- Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhanh chóng lấy được chứng chỉ loại A;
- Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong tổng số 22 học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
- Nhà bác học Edison cũng đã từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện.
- Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng từng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi tạo Disneyland.
- Lev Tolstoy – Tác giả nổi tiếng của bộ tiểu thuyết nổi tiếng ‘Chiến tranh và Hòa bình’ từng bị đình chỉ Đại Học vì ‘ vừa không có khả năng, vừa thiếu ý chí học tập’.
- Henry Ford từng thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi thành công”…..
- Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc nhờ có những bài học đắt giá từ những thất bại của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
- Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.
- Người gặp thất bại nhưng có ý chí vươn lên sẽ được người khác yêu quý, ngược lại….
Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người vừa gặp thất bại đã buông xuôi trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công, thậm chí có người còn đánh mất tương lai của mình và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
- Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng)
III. Phương hướng rèn luyện.
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm
- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
2
2

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×