Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặng Thai Mai nói tiếng Việt giàu đẹp. Tìm dẫn chứng và chứng minh

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.143
23
11
Mr_Cu
26/04/2017 07:51:03
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục. Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc".

Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan. Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt. Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.

Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng
biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biểnđu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến chobạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
9
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
26/04/2017 08:17:31
Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của toàn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói Việt Nam có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống của nó ra sao. Trong thơ và âm nhạc đã có vài ba người ca ngợi vẻ đẹp, nét độc đáo của tiếng Việt. Song muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói dân tộc Việt Nam, ta hãy đi tìm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương. Một trong những người ấy là Giáo sư Đặng Thai Mai, tác giả bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài nghị luận ấy ngắn gọn mà sâu sắc đã giải thích và chứng minh một cách thuyết phục nét đặc trưng cơ bản của tiếng nói Việt Nam chúng ta: "giàu và đẹp". Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ờ phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai. Tuy là đoạn trích, song văn bản mà chúng ta được đọc vẫn có cấu tạo khá trọn vẹn như một áng văn nghị luận thể văn chứng minh. Chúng ta có thể đọc văn bản ấy theo ba đoạn: Mở bài (từ "Người Việt Nam ngày nay..." đến "... các thời kì lịch sử") : Nhận định tiếng Việt là thứ tiếng nói đẹp và hay, giải thích ngắn gọn nhận định ấy. Đây là phần nêu vấn đề trong bài nghị luận. Thân bài ("Tiếng Việt, trong cấu tạo..." đến ".... kĩ thuật, vãn nghệ, V.V.") : chứng minh cái đẹp và sự giàu có (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Kết bài (câu văn còn lại): Nhấn mạnh, khẳng định cái đẹp, cái hay của tiếng Việt chính là sức sống của tiếng Việt, cũng có ý nghĩa biểu hiện sức sống của dân tộc.  Vì là bài nghị luận nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, nên tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng thuộc phạm vi ngôn ngữ và thực tiễn, chứ không đưa ra những ví dụ cụ thể về những ngữ liệu văn chương hay tiếng nói trong đời sống hằng ngày. Do đó, khi tìm hiểu áng văn này, chúng ta cần kết hợp việc suy ngẫm vẻ các lí lẽ, các dẫn chứng của tác giả với những liên tưởng vốn liếng văn chương, tiếng nói hằng ngày dể chia sẻ và thấu hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Mở đầu bài viết, Đặng Thai Mai dẫn chúng ta vào ngay vấn đề bằng hai câu biểu cảm "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó". Câu thứ nhất cấu tạo bình thường. Câu sau rút gọn, ẩn chủ ngữ theo kiêu câu "tách trạng ngữ thành câu riêng". Kiểu câu không bình thường này, kết hợp hai từ biểu cảm tự hào, tin tưởng thể hiện rõ tình yêu, thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng nói Việt Nam. Từ đó, tác giả lôi cuốn người đọc vào vấn đề "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Câu văn thứ ba vừa toát ra tình cảm mến yêu, trân trọng, vừa bày tỏ sự suy nghĩ sâu sắc mang tính khoa học về giá trị của tiếng nói Việt Nam. Vị trí cũng như nội dung của nó đúng là câu nêu vấn đề (luận đề) trong bài nghị luận. Tác giả nhấn mạnh hai tính từ "đẹp" và "hay". Sau đó giải thích khái quát nghĩa của hai nét dẹp và hay của tiếng Việt : ... một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu (tức là nói về từ vựng), tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu (tức là nói vể cú pháp), có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam - tức là đánh giá vai trò, hiệu quả, tác dụng trong cuộc sống của tiếng Việt. Mạch văn trôi chảy, dồn dập, nếu đọc nhanh, đọc lướt, chúng ta khó nắm bắt các luận điểm, các ý tướng của người viết. Văn phong khoa học là như thế, vần ngắn gọn, ý hàm súc. Nhưng xuống phần hai, tác giả lại trình bày luận điểm và minh hoạ bằng các dẫn chứng khá rành mạch, sáng tỏ và chặt chẽ. Luận điểm thứ nhất: tác giả khẳng định và chứng minh Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó,... của một thứ tiếng khá đẹp. Nét đẹp ấy được minh hoạ bằng các dẫn chứng về giàu chất nhạc (trong ngữ âm, tiếng Việt có hai thanh bằng, bốn thanh trắc, thanh điệu phong phú. Trong cú pháp, tiếng Việt cân đối, nhịp nhàng, về từ vựng, tiếng Việt dồi dào vốn từ về cả ba mặt thơ, nhạc, hoạ). Do đó, nhà nghiên cứu khảng định: "tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng". Đễ hỗ trợ cho các dẫn chứng về khoa học, tác giả bổ sung thêm dẫn chứng thực tế. Ông kể: nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét rằng tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. Rồi ông dẫn ý kiến một giáo sư nói : ""tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"". Xen kẽ các dẫn chứng, tác giả dùng phép so sánh "tiếng Việt... giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng". Những dẫn chứng phong phú, đa dạng, cách liên tưởng và viết câu nhịp nhàng, uyển chuyển như thế chứng tỏ nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai rất thích thú, say sưa và tự hào về chất nhạc của tiếng nói Việt Nam. Còn chúng ta, đọc văn của ông, cũng cảm thấy bị lôi cuốn. Chứng ta nhớ đến những bài thơ, những áng văn sống động, đa thanh, giàu chất nhạc trong kho tàng văn học Việt Nam. Ta hãy đọc đoạn thơ sau trong bài Lượm : Chú bé loắt choắt  Cái xắc xinh xinh  Cái chân thoăn thoắt  Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch  Mồm huýt sáo vang Như con chim chích  Nhảy trên đường vàng... Nhạc tính của tiếng Việt đã tấu lên những âm sắc, những thanh điệu, cú pháp đẹp đẽ, uyển chuyển, sinh dộng biết bao trong đoạn thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Và chúng ta nhớ tới bao nhiêu câu tục ngữ, bài ca dao, cả những câu nói bình thường hằng ngày ta nghe từ tiếng nói của mẹ cha, ông bà, của thầy, cô và bè bạn. Làm sao minh hoạ cho hết được tính nhạc, cái đẹp của tiếng Việt Nam chúng ta. Hãy trở lại với bài văn của Đặng Thai Mai. Sau khi chứng minh chất nhạc - vẻ đẹp - nhà nghiên cứu khẳng định tiếp: tiếng Việt là thứ tiếng hay. Rồi ông minh hoạ bằng vài nét khái quát : tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt, ngữ pháp đang dần dần uyển chuyển hơn, chính xác hơn, không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, đồng thời Việt hoá những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng... Dồn dập những dẫn chứng, vừa mang tính khoa học vừa đẫm chất thực tế. Điều đó giúp chúng ta vừa nâng cao hiểu biết về lí thuyết vừa thúc đẩy chúng ta liên hệ thực tế, để cảm thông, chia sẻ với tác giả niềm say mê trong khám phá khoa học và tình yêu tiếng mẹ đẻ Việt Nam. Ngoài Tố Hữu, qua các câu tục ngữ, các bài ca dao, chúng ta còn dược học biết bao tác phẩm văn chương của cha ông xưa từ Trần Quang Khải, đến Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,... những tác phẩm của Bác Hồ, của các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, các nhà thơ Minh Huệ, Xuân Quỳnh,... trong thời đại ngày nay. Nhờ sự giàu và đẹp của tiếng Việt mà các văn nghệ sĩ sáng tạo ra biết bao áng văn chương tuyệt tác và cũng nhờ sự sáng tạo và tình yêu tiếng nói Việt Nam của các tác giả mà tiếng Việt càng ngày càng giàu, càng đẹp hơn, sức sống càng ngày càng dồi dào hơn. Xuống câu văn cuối cùng, vẻ đẹp và sức sống ấy của tiếng Việt được Đặng Thai Mai nhấn mạnh : "Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó". Sức sống của tiếng nói Việt Nam chính là một biểu hiện sức sống của dân tộc Việt Nam vậy. Bài văn nghị luận, đến đây vừa trọn vẹn. Về nội dung, tác giả đã có một phát hiện khoa học lí thú về vẻ dẹp tiếng nói Việt Nam. Về nghệ thuật, bài văn cũng đạt tới trình dộ đáng khâm phục, đáng học tập : kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận nhẹ nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, viết câu linh hoạt, dùng câu rút gọn (ở phần đầu), phối hợp với câu mở rộng (ở phần hai)... Tóm lại, điều chúng ta cần ghi nhớ là : bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đà chứng minh tiếng nói Việt Nam giàu có và đẹp đẽ ở nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và khả nâng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó.
12
10
Ho Thi Thuy
26/04/2017 11:42:49
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục. Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan. Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt. Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, 
có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng
biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biểnđu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến chobạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
6
12
Lynlyn
26/04/2017 14:52:04
Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của toàn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói Việt Nam có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống của nó ra sao. Trong thơ và âm nhạc đã có vài ba người ca ngợi vẻ đẹp, nét độc đáo của tiếng Việt. Song muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói dân tộc Việt Nam, ta hãy đi tìm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương. Một trong những người ấy là Giáo sư Đặng Thai Mai, tác giả bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài nghị luận ấy ngắn gọn mà sâu sắc đã giải thích và chứng minh một cách thuyết phục nét đặc trưng cơ bản của tiếng nói Việt Nam chúng ta: "giàu và đẹp". Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ờ phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai. Tuy là đoạn trích, song văn bản mà chúng ta được đọc vẫn có cấu tạo khá trọn vẹn như một áng văn nghị luận thể văn chứng minh. Chúng ta có thể đọc văn bản ấy theo ba đoạn: Mở bài (từ "Người Việt Nam ngày nay..." đến "... các thời kì lịch sử") : Nhận định tiếng Việt là thứ tiếng nói đẹp và hay, giải thích ngắn gọn nhận định ấy. Đây là phần nêu vấn đề trong bài nghị luận. Thân bài ("Tiếng Việt, trong cấu tạo..." đến ".... kĩ thuật, vãn nghệ, V.V.") : chứng minh cái đẹp và sự giàu có (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Kết bài (câu văn còn lại): Nhấn mạnh, khẳng định cái đẹp, cái hay của tiếng Việt chính là sức sống của tiếng Việt, cũng có ý nghĩa biểu hiện sức sống của dân tộc.  Vì là bài nghị luận nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, nên tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng thuộc phạm vi ngôn ngữ và thực tiễn, chứ không đưa ra những ví dụ cụ thể về những ngữ liệu văn chương hay tiếng nói trong đời sống hằng ngày. Do đó, khi tìm hiểu áng văn này, chúng ta cần kết hợp việc suy ngẫm vẻ các lí lẽ, các dẫn chứng của tác giả với những liên tưởng vốn liếng văn chương, tiếng nói hằng ngày dể chia sẻ và thấu hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Mở đầu bài viết, Đặng Thai Mai dẫn chúng ta vào ngay vấn đề bằng hai câu biểu cảm "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó". Câu thứ nhất cấu tạo bình thường. Câu sau rút gọn, ẩn chủ ngữ theo kiêu câu "tách trạng ngữ thành câu riêng". Kiểu câu không bình thường này, kết hợp hai từ biểu cảm tự hào, tin tưởng thể hiện rõ tình yêu, thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng nói Việt Nam. Từ đó, tác giả lôi cuốn người đọc vào vấn đề "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Câu văn thứ ba vừa toát ra tình cảm mến yêu, trân trọng, vừa bày tỏ sự suy nghĩ sâu sắc mang tính khoa học về giá trị của tiếng nói Việt Nam. Vị trí cũng như nội dung của nó đúng là câu nêu vấn đề (luận đề) trong bài nghị luận. Tác giả nhấn mạnh hai tính từ "đẹp" và "hay". Sau đó giải thích khái quát nghĩa của hai nét dẹp và hay của tiếng Việt : ... một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu (tức là nói về từ vựng), tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu (tức là nói vể cú pháp), có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam - tức là đánh giá vai trò, hiệu quả, tác dụng trong cuộc sống của tiếng Việt. Mạch văn trôi chảy, dồn dập, nếu đọc nhanh, đọc lướt, chúng ta khó nắm bắt các luận điểm, các ý tướng của người viết. Văn phong khoa học là như thế, vần ngắn gọn, ý hàm súc. Nhưng xuống phần hai, tác giả lại trình bày luận điểm và minh hoạ bằng các dẫn chứng khá rành mạch, sáng tỏ và chặt chẽ. Luận điểm thứ nhất: tác giả khẳng định và chứng minh Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó,... của một thứ tiếng khá đẹp. Nét đẹp ấy được minh hoạ bằng các dẫn chứng về giàu chất nhạc (trong ngữ âm, tiếng Việt có hai thanh bằng, bốn thanh trắc, thanh điệu phong phú. Trong cú pháp, tiếng Việt cân đối, nhịp nhàng, về từ vựng, tiếng Việt dồi dào vốn từ về cả ba mặt thơ, nhạc, hoạ). Do đó, nhà nghiên cứu khảng định: "tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng". Đễ hỗ trợ cho các dẫn chứng về khoa học, tác giả bổ sung thêm dẫn chứng thực tế. Ông kể: nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét rằng tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. Rồi ông dẫn ý kiến một giáo sư nói : ""tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"". Xen kẽ các dẫn chứng, tác giả dùng phép so sánh "tiếng Việt... giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng". Những dẫn chứng phong phú, đa dạng, cách liên tưởng và viết câu nhịp nhàng, uyển chuyển như thế chứng tỏ nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai rất thích thú, say sưa và tự hào về chất nhạc của tiếng nói Việt Nam. Còn chúng ta, đọc văn của ông, cũng cảm thấy bị lôi cuốn. Chứng ta nhớ đến những bài thơ, những áng văn sống động, đa thanh, giàu chất nhạc trong kho tàng văn học Việt Nam. Ta hãy đọc đoạn thơ sau trong bài Lượm : Chú bé loắt choắt  Cái xắc xinh xinh  Cái chân thoăn thoắt  Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch  Mồm huýt sáo vang Như con chim chích  Nhảy trên đường vàng... Nhạc tính của tiếng Việt đã tấu lên những âm sắc, những thanh điệu, cú pháp đẹp đẽ, uyển chuyển, sinh dộng biết bao trong đoạn thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Và chúng ta nhớ tới bao nhiêu câu tục ngữ, bài ca dao, cả những câu nói bình thường hằng ngày ta nghe từ tiếng nói của mẹ cha, ông bà, của thầy, cô và bè bạn. Làm sao minh hoạ cho hết được tính nhạc, cái đẹp của tiếng Việt Nam chúng ta. Hãy trở lại với bài văn của Đặng Thai Mai. Sau khi chứng minh chất nhạc - vẻ đẹp - nhà nghiên cứu khẳng định tiếp: tiếng Việt là thứ tiếng hay. Rồi ông minh hoạ bằng vài nét khái quát : tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt, ngữ pháp đang dần dần uyển chuyển hơn, chính xác hơn, không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, đồng thời Việt hoá những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng... Dồn dập những dẫn chứng, vừa mang tính khoa học vừa đẫm chất thực tế. Điều đó giúp chúng ta vừa nâng cao hiểu biết về lí thuyết vừa thúc đẩy chúng ta liên hệ thực tế, để cảm thông, chia sẻ với tác giả niềm say mê trong khám phá khoa học và tình yêu tiếng mẹ đẻ Việt Nam. Ngoài Tố Hữu, qua các câu tục ngữ, các bài ca dao, chúng ta còn dược học biết bao tác phẩm văn chương của cha ông xưa từ Trần Quang Khải, đến Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,... những tác phẩm của Bác Hồ, của các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, các nhà thơ Minh Huệ, Xuân Quỳnh,... trong thời đại ngày nay. Nhờ sự giàu và đẹp của tiếng Việt mà các văn nghệ sĩ sáng tạo ra biết bao áng văn chương tuyệt tác và cũng nhờ sự sáng tạo và tình yêu tiếng nói Việt Nam của các tác giả mà tiếng Việt càng ngày càng giàu, càng đẹp hơn, sức sống càng ngày càng dồi dào hơn. Xuống câu văn cuối cùng, vẻ đẹp và sức sống ấy của tiếng Việt được Đặng Thai Mai nhấn mạnh : "Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó". Sức sống của tiếng nói Việt Nam chính là một biểu hiện sức sống của dân tộc Việt Nam vậy. Bài văn nghị luận, đến đây vừa trọn vẹn. Về nội dung, tác giả đã có một phát hiện khoa học lí thú về vẻ dẹp tiếng nói Việt Nam. Về nghệ thuật, bài văn cũng đạt tới trình dộ đáng khâm phục, đáng học tập : kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận nhẹ nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, viết câu linh hoạt, dùng câu rút gọn (ở phần đầu), phối hợp với câu mở rộng (ở phần hai)... Tóm lại, điều chúng ta cần ghi nhớ là : bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đà chứng minh tiếng nói Việt Nam giàu có và đẹp đẽ ở nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và khả nâng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×