Từ xa xưa, lúa đã loài cây vô cùng gần gũi với con người. Lúa là cây quan trọng không chỉ với người VIệt Nam mà còn là với hầu hết các nước châu Á. Nó là loài cây thuộc rễ chùm, có một lá mầm. Nói về trồng lúa thì ta biết nhiều về hai vụ chiêm và mùa- hai vụ trồng chính của người dân Việt Nam. Cây lúa được trồng và phát triển từ cây mạ. Mạ được gieo trên sân hoặc cấy trên ruộng. Người nông dân sẽ nhổ mạ và đem trồng trên ruộng đã có cày bừa, bơm nước. Mạ được trồng theo hàng, lối để đảm bảo khi mạ lớn lên thì sẽ có không gian phát triển. Nó lớn lên, đẻ nhánh và thành từng cụm lớn. Một màu xanh sẽ bao trùm trên đồng ruộng khi mạ lớn dần lên. Người nông dân sẽ chăm bón, phun thuốc sâu để cây lúa có thể thu hoạch tốt nhất. Lúa sau một thời gian chăm bẵm sẽ chín và ngả sang màu vàng với những hạt thóc chắc, mẩy. Lúa chín, người nông dân sẽ th hoạch mang về nhà rồi dùng máy tuốt phân biệt hạt thóc và phần rơm riêng biệt. Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn…nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân.