Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

...Thần Gió có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện: có một hôm thần đi vắng, đứa con ở
nhà giở quạt của cha nó làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, tìm không ra cái ăn.
Hôm đó, trong nhà lại có vợ đau nặng, ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát
gạo về để nấu cháo cho vợ. Về đến nhà, ông mang gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Đột nhiên trận
gió do con thần Gió quạt lên tử tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rả văng xuống ao.
Người nọ khóc lóc thảm thiết, không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên thiên đình. Ngọc
Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thủ thật là có đứa con ở nhà hay nghịch bậy.
Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được, liền đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất
gạo kia. Sau đó ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hoá làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Người hạ giới
thường gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới
biết là trời sắp nổi gió, nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy là cây ngải để chữa, vì cho rằng
nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo ...
(Theo Nguyễn Đổng Chi - Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Sđd, tr.93 – 94))
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích kể lại sự việc chính nào?
Câu 3. Chỉ ra những chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên. Cho biết ý nghĩa của những chi tiết đó.
Câu 4. Nhận xét của anh (chị) về thần Gió qua sự việc trên?
Câu 5. Tác giả dân gian định gửi gắm điều gì qua chi tiết trên ?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.081
10
0
Trần Hữu Việt
23/09/2022 21:41:27
+5đ tặng

Câu 1: phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: phương thức tự sự

Câu 2: đoạn trích kể lại truyện thần gió không cẩn trọng trong công việc để con trai nghịch ngợm gây họa cho người nghèo khổ dẫn đến chính con trai thần gió phải chịu trừng phạt nặng

Câu 3: 

những chi tiết hoang đường kì ảo trong đoạn trích:

  + con trai của thần gió nghịch quạt tạo ra gió lớn làm văng rá gạo của người nghèo khổ xuống ao.

  + Ngọc Hoàng sử phạt con trai thần gió bằng cách biến nó thành cây ngải gió để báo hiệu gió mưa cho dân gian.

ý nghĩa của chi tiết hoang đường kì ảo đó:

  + làm cho câu truyện thêm li kì,hấp dẫn,cuốn hút người đọc,người nghe.Thể hiện tú tưởng tượng phong phú mà rất hồn nhiên, chân thực của con ng thời sơ khai về thế giới các vị thần, cũng có tính khí nhue con người,cũng có những bất cẩn,sai lầm và bị trách phạt

Câu 4: nhận xét thần gió qua sự việc trên

- dũng cảm, mạnh mẽ dám đứng ra nhận sai lầm của mình khi đã sơ ý để con trai nghịch chiếc quạt và làm hại đến con người nghèo khổ.

Câu 5: tác giả đã gửi gắn cho chúng ta : phải có tính mạnh mẽ dám làm dám chịu kk được trốn tránh việc sạ trái khi mình sai mà phải đứng ra nhận lỗi để rút kinh nghiệm cho lần sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×