Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nghe hai từ sáng tạo đã quá đỗi quen thuộc với mọi người nhưng liệu rằng chúng ta đã thật sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về sáng tạo là gì và tại sao sáng tạo là quan trọng trong công việc và cuộc sống? Sáng tạo là gì - khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không chỉ được sử dụng trong những ngành nghề đặc thù mà nó còn được nhắc tới trong cuộc sống hàng ngày. Liệu chúng ta có hiểu được sáng tạo là gì và vai trò của sáng tạo là gì trong đời sống hàng ngày?
Không phải ai cũng sẽ quan tâm sáng tạo là gì vì mọi người đã được nghe quá nhiều về nó và mặc định suy nghĩ sáng tạo là gì mà không cần một định nghĩa nào. Steve Jobs đã từng phát biểu rằng: “Creative is just connecting things. When you ask creative people how they did something, they feel a little guilty because they didn’t really do it, they just saw something”. Với ông thì sáng tạo chỉ là kết nối những thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta ngạc nhiên hỏi những người này về những sản phẩm của họ thì thật sự họ cũng chẳng biết họ đã sáng tạo như thế nào, vì họ chỉ đang họa lại những thứ họ thấy theo thế giới quan của họ.
Thực ra, sẽ không có một khái niệm cụ thể nào về sáng tạo là gì. Chúng ta đã quá quen với hai chữ này và cũng có những định nghĩa riêng về sáng tạo là gì. Có lẽ, khi tập hợp tất cả quan điểm của mọi người lại với nhau thì chúng ta sẽ thấy được điểm chung của những quan điểm này: “Sáng tạo chính là tạo ra những ý tưởng, những sáng kiến có thể ứng dụng vào cuộc sống thực tại.” Có những quan điểm cho rằng đây là quá trình say mê nghiên cứu, học hỏi để tạo ra những giá trị mới ở cả thế giới vật chất lẫn tinh thần, hay sáng tạo có thể là việc bạn tìm ra những cách giải quyết mới mà không bị gò bó và phụ thuộc vào những cái đã có.
Vậy từ những quan điểm riêng, chúng ta có thể hiểu khái quát về sáng tạo là gì. Từ đó, đưa ra khái niệm sáng tạo cho riêng mình: “Sáng tạo chính là sự nhìn nhận về thế giới xung quanh theo một góc nhìn mới nhằm kết nối mọi sự vật tưởng chừng như rời rạc với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo nên những sáng kiến vô cùng độc đáo và táo bạo. Vậy để kết luận một sản phẩm nào đó có phải là kết quả của sáng tạo không, chúng ta có thể nhìn nhận trên 2 phương diện: tính độc đáo nói đến sự mới lạ của ý tưởng, tính chức năng hay còn gọi là tác dụng của ý tưởng.
Sáng tạo là gì - nó có thật sự là một loại năng lực? Nó cũng giống như những năng lực bình thường khác như khả năng chạy nhanh 100m trong 10 giây, tính nhẩm nhanh hơn máy tính,...Sáng tạo có thể là khả năng tự nhiên của một cá nhân nào đó nhưng cũng là một mục tiêu sống, niềm đam mê theo đuổi đánh đổi bằng thời gian và công sức của những người khác. Khái niệm sáng tạo là gì dựa trên phương thức tư duy và hành động truyền thống. Khi vượt qua giới hạn tức là bạn sẽ vượt ra khỏi những vùng giá trị hiện hữu của những phương thức truyền thống và tìm ra những phương thức mới cải thiện những điểm đen của phương thức truyền thống.
Quá trình sáng tạo là gì dựa trên sự phát triển những điều mới và nguyên bản theo nhiều hình thái khác nhau. Nếu có một ý tưởng sáng tạo thì việc của bạn là nghiên cứu chuyên sâu để chứng minh ý tưởng của mình. Nếu là một quá trình mới, bạn phải là người đầu tiên thử nó và kiểm tra để xem hiệu suất hoạt động của tiến trình. Còn nếu nó là một vật thể hiện hữu, hãy xây dựng nó theo ý tưởng sáng tạo của bạn.
Trên phương diện khoa học thì sáng tạo trực thuộc sự quản lý của bán cầu não phải với chức năng đặc thù là tư duy hệ thống, cảm thụ âm nhạc và tư duy sáng tạo của con người. Nó chính là một trong những cách nhanh chóng nhất để trở thành lực lượng phát triển trung tâm trong nền kinh tế thế giới. Tư duy sáng tạo tạo ra những cái mới để thay thế và đào thải những cái cũ, đưa xã hội phát triển theo từng bậc thang. Sáng tạo đưa con người tiếp xúc với những cái nhìn mới, con đường mới, trải nghiệm mới giúp cho xã hội liên tục cải tiến, thay đổi và phát triển. Nếu như không có những ý tưởng sáng tạo, có lẽ con người sẽ không phát minh được những chiếc điện thoại hay những dịch vụ như ngày nay.
Nhiều người quan điểm rằng sáng tạo chỉ giúp ích trong những ngành nghề như âm nhạc, thời trang,...nhưng trong công việc thực tế thì bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ cần ý tưởng sáng tạo. Nó không chỉ là tạo ra những sản phẩm mới độc đáo mà nó còn là quá trình tìm ra những con đường, hướng đi mới giúp tối ưu hóa thời gian giải quyết công việc. Từ trước đến nay, nhiều người tin rằng sáng tạo là do bẩm sinh mà có, tức là con người sinh ra đã có những khả năng thiên phú về sáng tạo vì sự đặc thù của sáng tạo. Tuy nhiên, sáng tạo cũng như những kỹ năng sống khác, nó cũng là một kỹ năng có thể rèn luyện được nếu bạn chịu đầu tư thời gian và công sức để theo đuổi nó như một niềm đam mê.
Bất cứ kỹ năng hay những khả năng chuyên môn đều cần được xây dựng trên một nền tảng căn bản từ những bước đầu tiên. Vậy để phát triển khả năng sáng tạo thì chúng ta phải thật sự đam mê nó và từng bước khám phá, tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của kỹ năng này. Nền tảng cơ bản sẽ giúp cho bức tường kiến thức trở nên vững chãi hơn và phát triển xa hơn. Khi biết được quá trình phát triển của sáng tạo là gì, chúng ta sẽ có thể dễ dàng rèn luyện kỹ năng này thông qua việc đọc sách, nghe nhạc, tiếp cận trực tiếp với những kiến thức và thông tin để tạo vốn kiến thức nền tảng ban đầu.
Từ những kiến thức nền tảng, chúng ta sẽ tìm hiểu chuyên sâu hơn, chi tiết hơn vào từng khía cạnh và bắt đầu sáng tạo những cái mới tiên tiến và nổi bật hơn. Tư duy sáng tạo có thể được rèn luyện bằng cách tiếp cận qua thông tin hoặc hình ảnh, vì vậy việc đọc sách, nghe nhạc hay quan sát những bức vẽ và quang cảnh xung quanh có thể kích thích khả năng tư duy của bạn, giúp bạn tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
Tò mò có phải là kỹ năng chúng ta cần trên con đường tìm ra những ý tưởng sáng tạo là gì? Để chủ động tìm tòi và rèn luyện một tư duy sáng tạo, chúng ta phải luôn tò mò, tò mò về những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta hay những việc xảy ra quanh ta để tìm hướng giải quyết cho vấn đề. Có một cách khác đơn giản hơn chính là hỏi những người giỏi hơn mình hoặc những người đi trước đã có kinh nghiệm để học hỏi cách họ nhìn nhận vấn đề cũng như giải quyết vấn đề.
Sự tò mò sẽ giúp kích thích não bộ của con người liên tục hoạt động, liên tục tò mò và học hỏi để tiếp thêm thông tin mới, cách nhìn mới giúp nảy sinh những ý tưởng sáng tạo mới. Thực tế, để phát triển bất cứ kỹ năng nào, chúng ta cũng cần có tinh thần tò mò, học hỏi vì khi bạn tò mò, bạn sẽ nhận được những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận tới. Khả năng quan sát thật sự rất quan trọng vì khi quan sát, chú ý những vấn đề xung quanh mới giúp ta nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau. Từ sự chủ động dung nạp thông tin này sẽ giúp ta tự học hỏi những thứ tích cực và cả tiêu cực. Dù là cái nhìn tích cực hay tiêu cực đều sẽ giúp ta hiểu được vấn đề và thay đổi thái độ sống với xã hội.
Việc quan sát không chỉ dừng lại ở hình ảnh mà còn là hành động, quan sát hành động, cách làm, cách nhìn nhận vấn đề của người khác để tìm hướng giải quyết riêng cho bản thân. Đặt bản thân ở vị trí của mọi người, nhìn nhận vấn đề ở từng khía cạnh sẽ giúp bản thân chúng ta có được nhiều góc nhìn hơn và phát triển tư duy theo nhiều cách khác nhau. Từ đó, bạn sẽ tìm ra những ý tưởng sáng tạo là gì và phát triển theo con đường mình chọn.
Trải nghiệm là một trong những cách trực diện để một người có thể rèn luyện tư duy sáng tạo. Khi thử những điều mới, trải nghiệm nhiều cảm xúc mới, gặp gỡ những con người mới sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những luồng suy nghĩ khác với bản thân, từ đó học hỏi thêm. Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ dùng một ngày để đi đến những địa điểm mới, xem một bộ phim mới hay nghe một dòng nhạc mới, tất cả những trải nghiệm trên đều sẽ kích thích giác quan và tư duy của chúng ta. Những trải nghiệm mới cũng được xem là những thử thách với bản thân vì mình đã dám bước ra khỏi vùng an toàn và tiếp cận với những thông tin và những con người mới để học hỏi kiến thức mới để tìm ra ý tưởng sáng tạo là gì?
Đừng bỏ cuộc! Nếu đã đam mê sáng tạo, yêu sáng tạo và muốn theo đuổi và rèn luyện tư duy sáng tạo thì hãy kiên trì và dấn thân. Để có thể từ một trang giấy trắng và vẽ lên từng nét vẽ để tạo thành một bức tranh sáng tạo đầy màu sắc, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Những tác phẩm đầu tay có khi lại chẳng được công nhận nhưng hãy cứ tiếp tục và rèn luyện hơn nữa để tạo ra những ý tưởng mới. Kiên trì sẽ giúp cho một kẻ bình thường trở nên phi thường hơn họ nghĩ. Khi bạn thật sự dành thời gian để nghiên cứu và dấn thân vào nó thì bạn sẽ nhận ra khả năng phi thường của bản thân khi tiếp cận một kỹ năng mềm mới. Hiện nay, hầu hết mọi công việc, mọi ngành nghề đầu sẽ cần đến tư duy sáng tạo để tạo ra những cách làm mới nhanh hơn và hiệu suất hơn. Vì hiểu rõ đặc thù những ý tưởng sáng tạo là gì nên nhiều ngành sẽ yêu cầu những khả năng nổi bật.
Những công việc nằm trong nhóm nghệ thuật và mỹ thuật sẽ gồm những nghề như biên kịch, diễn viên, biên tập viên, nhà sản xuất nội dung, họa sĩ hay điêu khắc,...Vì tính chất công việc là tạo ra những sản phẩm nội dung mang đến cho người đọc, người xem những nội dung hay, mới mẻ nên phải thật sự hiểu sáng tạo là gì mới tạo ra được những tác phẩm thật sự. Sáng tạo là gì trong nghệ thuật. Nếu bạn là một họa sĩ, mỗi họa sĩ sẽ có một con đường nghệ thuật riêng và mỗi tác phẩm mà họ vẽ đều sẽ có những cái hồn riêng mà ngay khi nhìn vào, bạn sẽ nhận ra họa sĩ là ai. Bạn sẽ không thể họa lại bức tranh của một người khác và nói đó là tác phẩm của mình, đó không gọi là sáng tạo mà là ăn cắp chất xám. Vậy nên đừng nhầm tưởng rằng, mình có thể đạo nhái hay sử dụng chất xám của người khác như của mình nhé!
Ngành nghề liên quan trực tiếp đến truyền thông gồm có nhà viết kịch bản, người mẫu, nhiếp ảnh gia,...Công việc của họ là tạo ra những hình ảnh chất lượng, thu hút người xem nên nếu ở trong ngành này, bạn mới thật sự hiểu được tầm quan trọng của sáng tạo là gì. Công việc liên quan là nghệ sĩ trang điểm, thẩm mỹ và thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất,...Trong những ngành nghề này thì hiểu được sáng tạo là gì sẽ giúp tạo ra những bản vẽ kết hợp với kinh nghiệm bản thân để tạo ra những bản thiết kế hoàn hảo mang tính thẩm mỹ.
Công việc liên quan trực tiếp đến ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong ngành marketing thường là những công việc trong agency hoặc client để tạo ra những ấn phẩm truyền thông. Bên cạnh đó, bản chất của sáng tạo là gì trong marketing được ứng dụng để thiết kế những chương trình nghiên cứu thị trường, chiến lược hay kế hoạch kinh doanh để thực hiện chiến dịch quảng cáo. Những chiến dịch truyền thông đi kèm với hàng loạt những poster hay banner quảng cáo, mỗi sản phẩm này đều chứa đựng ý nghĩa, nội dung hay thông điệp của từng chiến dịch quảng cáo. Vậy nên để làm việc trong những công ty truyền thông đòi hỏi bạn phải có tư duy sáng tạo nhạy bén, cập nhật xu hướng thị trường nhanh và có một tư duy mở với khả năng tiếp nhận thông tin khổng lồ.
Sáng tạo là gì không còn quan trọng bằng cách chúng ta ứng dụng sáng tạo vào đời sống và xã hội như thế nào. Sáng tạo giúp chúng ta rất nhiều trong việc tạo ra những phương thức mới để cải thiện công việc, vẽ ra những bức tranh mới để thu hút ánh nhìn. Nếu bạn thử một lần áp dụng tư duy sáng tạo vào những vấn đề hay cách nhìn nhận xung quanh cuộc sống bạn sẽ thấy được bản thân mình mới mẻ như thế nào. Không cần phải có một tư duy sáng tạo nổi bật nhưng hãy cho bản thân mình được thử những cách mới, trải nghiệm mới để tư duy luôn được cập nhật và phát triển.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |