Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Quốc phòng - An ninh - Lớp 10
04/10/2022 21:51:12

Trình bày hiểu biết suy nghĩ của em sau khi học xong bài 1 lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Trình bày hiểu biết, suy nghĩ của em sau khi học xong bài 1 lịch sử,truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
1 trả lời
Hỏi chi tiết
283
1
0
Hanh Nguyen
04/10/2022 22:03:02
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bởi máu và mồ hôi của biết bao thế hệ ông cha bỏ ra để làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, những trang sử vẻ vang đầy khí thế. Từ những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc ta đã hun đúc nên lòng yêu nước của nhân dân ta nồng nàn.

V.I.Lênin từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. 

Từ xưa đến nay ,trong mỗi thời kỳ lịch sử, lòng yêu nước luôn có những biểu hiện riêng, do điều kiện lịch sử cụ thể và hệ tư tưởng quy định nhưng đều chứa đựng lòng tự hào dân tộc và niềm yêu nước sâu sắc với mục đích duy nhất là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bác Hồ đã từng căn dặn “Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Lời căn dặn ấy của Bác khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước của các vua Hùng hết sức to lớn. Lòng yêu nước được gìn giữ và dựng nên từ các thời đại các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần…. Sau thời đại vua Hùng dựng nước, trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng”

Không dừng lại ở đó, với chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077 đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Lời Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của đất nước tương truyền của Lý Thường Kiệt được ngân nga trong ngôi đền bên sông vang vọng đến tận ngày nay:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

(Dịch: Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

Không dừng lại ở những áng văn thơ khẳng định lòng tự tôntự hào truyền thống yêu nước còn được hun đúc qua thực tế của những cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

 Với vị thế của đất nước nằm ở Đông Nam lục địa châu Á, có bờ biển dài 3.260km với hàng nghìn hòn đảo, Việt Nam không chỉ có vị trí địa lý chính trị quan trọng với khu vực và thế giới mà còn có tài nguyên phong phú, đa dạng. Do đó nhân dân luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn.Nhất là thực tế qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kì.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ.

Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc. Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.

Không chỉ dừng lại ở lịch sử của đất nước, lòng yêu nước còn tiếp tục được gìn giữ và phát huy đến ngày nay. Bác Hồ đã từng khẳng định:“Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy mà nhớ lời căn dặn thì “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”!

Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Ngày nay lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam không hề cao sang phức tạp. Lòng yêu nước chỉ đơn giản là yêu những gì của đất nước đang có, trân trọng gìn giữ những nét đẹp đạo đức văn hóa của dân tộc và gìn giữ nền hòa bình dân tộc, xây dựng đất nước tươi đẹp.

Yêu nước gắn với việc giáo dục cho các thế hệ niềm tự hào chính đáng về dân tộc và truyền thống dân tộc, giáo dục lòng trung thành và đức hy sinh vì Đảng, vì Tổ quốc, dân tộc và Nhân dân.

Có thể thấy truyền thống yêu nước là truyền thống quý báu được hun đúc qua biết bao đời của dân tộc ta. Yêu nước không phải là điều viển vông xa rời thực tế hay cao sang trên trời mà hết sức đơn giả.

Yêu nước là giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc và mỗi người cần có ý thức rõ ràng, sâu sắc về nền độc lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Quốc phòng - An ninh mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo