Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn gián tiếp (mở bài) cho đề sau nêu cảm nhận của em về chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh

giúp mình bài này với
cần gấp
Viết đoạn văn gián tiếp(mở bài)cho đề sau nêu cảm nhận của em về chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
155
1
0
Hồng Anh
05/10/2022 21:55:55
+5đ tặng

Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" đã thuật lại một cách chân thực, sinh động việc Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Cán.

Trước hết, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, tỉ mỉ quang cảnh tráng lệ, xa hoa nơi phủ Chúa. Có thể nói, quang cảnh nơi phủ Chúa đã được miêu tả lại theo bước chân của người dẫn đường, đi từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, từ đó gợi lên trong người đọc một cách nhìn toàn diện về không gian, quang cảnh nơi phủ chúa. Hãy đọc lại những câu văn tác giả miêu tả quang cảnh bên ngoài lối vào phủ chúa để thấy hết cái vẻ tráng lệ của nơi đây "Chúng tôi đi cửa sau vào phủ. Người truyền mệnh dẫn tôi qua mấy lần của nữa, theo đường bên trái mà đi. Tôi ngẩng đầu lên: đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ".Vâng, chỉ với bấy nhiêu chi tiết thôi, cũng đủ để chúng ta thấy hết các vẻ nguy nga, tấp nập nhưng cũng không kém phần nghiêm trang, quy củ nơi phủ chúa. Nhưng không dừng lại ở đó, quang cảnh nơi phủ chúa còn được tác giả miêu tả cụ thể hơn khi theo bước chân đi sâu vào trong, đó là khung cảnh tráng lệ, lộng lẫy, không nơi nào sánh bằng, đó là nhà "Đại đường", "Quyền bồng", "gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và " những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là " mâm vàng, chén bạc". Đặc biệt, để đến được nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, "xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt"...

Đồng thời, đoạn trích còn miêu tả khung cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép. Những lễ nghi, khuôn phép trong cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa trước hết thể hiện qua cách nói năng, từ ngữ xưng hô khi nhắc tới chúa và thế tử phải luôn luôn là những từ ngữ cung kính, lễ độ: Thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử (xem mạch cho thế tử) , hầu trà (cho thế tử uống thuốc), phòng trà (nơi thế tử uống thuốc). Đồng thời, sự uy nghiêm trong cách sinh hoạt còn được thể hiện gián tiếp qua thái độ của tác giả khi ở chốn nội cung, phải "nín thở đứng chờ ở xa", "khúm núm đến trước sập xem mạch" và đặc biệt qua cách tác giả miêu tả khung cảnh khám bệnh cho thế tử "Một viên quan nội thần đứng chầu đến bên xin phép thế tử. Thế tử đứng dậy, cởi áo, đứng bên giường cho tôi xem. Tôi xem kĩ tất cả lưng, bụng và chân tay một lượt. Quan cháng đường bảo lại truyền mệnh bảo tôi lạy tạ rồi đi ra. Tôi đứng dậy lạy bốn lạy". Chắc hẳn, chỉ qua một vài chi tiết ấy thôi cũng đủ để chúng ta cảm nhận hết cái sự uy quyền của chúa Trịnh và thế tử cùng thái độ tôn nghiêm, lễ nghi trong cung cách sinh hoạt của những người sống, làm việc nơi phủ Chúa.

Như vậy, đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" đã miêu tả một cách chân thực, chi tiết, tỉ mỉ quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa, để rồi ẩn sau đó giúp chúng ta nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của Lê Hữu Trác. Đó là một con người con thường danh lợi, vinh hoa, phú quý - ông không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi chốn phủ chúa. Đồng thời, ông còn hiện lên với tư cách là một người thầy thuốc có tấm lòng lương y, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm.

Tóm lại, với lối miêu tả tỉ mỉ, chân thực, sự đan xen giữa kể và tả, giữa tự sự và trữ tình, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh, đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được tài năng, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lê Đức Trung Anh
05/10/2022 21:57:29
+4đ tặng

Con người phấn đấu làm việc cũng chỉ mong có cuộc sống khá giả hơn, thế nhưng có những người sinh ra vốn đã có tất cả. Họ có tiền tài, địa vị và có cả quyền lực, bởi thế cuộc sống trở nên quá dễ dàng. Và cuộc sống xa xỉ, sung sướng không tưởng của vua chúa thời xưa được khắc họa rõ nét qua tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.

Bước vào trong tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh” là người đọc được đến với một thế giới khác, được chứng kiến một cuộc sống ở trên trời mà thường dân có mơ cũng không tưởng tượng nổi. Đó là những tòa cung điện nguy nga tráng lệ, là đồ đạc được sơn son thiếp vàng. Mọi thứ đều cao sang quyền quý, đến ngay cả hương thơm trong phủ cũng đậm chất quý tộc. Đứng trước cảnh vật diễm lệ, lộng lẫy kiêu sa của phủ chúa không chỉ có người chứng kiến bị choáng ngợp mà đối với người đọc chỉ cần tưởng tượng ra thôi cũng thấy đó là cả một chân trời bát ngát quyền quý mà chúng ta có mơ cũng không tưởng tượng ra nổi. Người ta nói mỗi chuyến đi là một lần mở mang tri thức quả thật không sai, với chuyến đi chữa bệnh lần này Lê Hữu Trác đã được mở mang tầm mắt.

Đẳng cấp của phủ chúa không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn thể hiện ở cả cung cách sinh hoạt. Khắp nơi trong phủ luôn có kẻ hầu người hạ tấp nập, Lê Hữu Trác được người dẫn đi bằng cửa sau, nhưng đứng trước cảnh tượng tráng lệ ấy khiến ông chỉ dám ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống bước đi từng bước trong sự choáng ngợp. Có lẽ chu du khắp nơi cả cuộc đời, tận mắt chứng kiến nhiều thứ và tưởng rằng không còn thứ gì mà mình không biết, thế nhưng hiểu biết của ông vẫn còn quá hạn hẹp, ông cảm thấy mình trở nên nhỏ bé trước cảnh vật, nét đẹp cao sang khiến người chứng kiến nó cảm thấy bị áp lực. Và ông đã thực sự bị sốc trước những gì mà mình đang được nhìn thấy.

Buổi ấy, Lê Hữu Trác được ăn cơm ở trong phủ, dù chỉ là được quan Chánh đường san mâm cơm cho ăn thôi thế nhưng nó cũng sang trọng quá mức tưởng tượng. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn thứ sơn hào hải vị ở trên đời và ngon không tưởng. Buổi đấy có lẽ là bữa cơm sang trọng nhất cuộc đời và khiến ông nhớ mãi. Lê Hữu Trác được triệu vào phủ để chữa bệnh cho thế tử, người là đứa trẻ khoảng tầm 5, 6 tuổi thôi thế nhưng lại được thờ phụng và chăm sóc tuyệt đối. Thế tử không có tuổi thơ rong chơi, lăn lộn vui vẻ như những đứa trẻ khác. Vì thế tử cũng tức là con trời vậy nên vận mệnh của đứa con ấy phải hoàn toàn khác. Nó được nuôi nấng chu đáo từ nhỏ, được bao bọc và bảo vệ như những đứa bé được nuôi trong lồng kính, và có lẽ cũng vì sống quá sung sướng mà đâm sinh bệnh. Vì ít vận động lại thêm được bảo vệ quá mức nên gầy yếu, xanh xao, khí huyết bị tổn hại nghiêm trọng. Cuộc sống quá sung sướng như vậy lại đối lập hoàn toàn với con dân thiên hạ. Trong khi ngoài kia nhiều đứa trẻ bị chết lạnh, chết đói thì lại có người sinh bệnh vì ăn ở quá “lành mạnh”. Và đó cũng là thực trạng xã hội lúc bấy giờ, người dân nghèo khổ bị bóc lột kiệt quệ, họ không còn làm chủ được cuộc đời của mình và phải chịu kiếp làm trâu làm ngựa cho kẻ khác. Tiền của, máu xương của họ bị bóc lột để hầu hạ những kẻ may mắn vốn sinh ra chốn quyền quý.

Qua “Vào phủ chúa Trịnh”, ta không chỉ thấy được sự thối nát, mục ruỗng của chế độ lúc đó mà còn thấy được giá trị tố cáo sâu sắc khi tước đoạt sức lực, của cải của con người. Thật đáng buồn cho kẻ làm vua nhưng không nắm được trong tay quyền lực mà chỉ loay hoay làm con rối cho kẻ khác, vua Lê tuy có tất cả nhưng thiếu đi mất cái ý chí, suy nghĩ của bản thân để rồi làm vật trang trí cho kẻ nắm giữ quyền lực. Và cũng từ tác phẩm ta nhận ra được tâm hồn của một lương y yêu thương con người, trân trọng tự do của cuộc đời mình. Chẳng vậy mà khi chuẩn bệnh cho thế tử ông đã chọn phương thuốc hòa hoãn mà không một lần chữa khỏi cho thế tử, có lẽ vì ông sợ tiền tài danh vọng sẽ tước mát tự do của mình. Sau cũng thì tự do tự tại và sống vì người khác vẫn là lẽ sống của nhân tài bấy lâu nay.

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, vẫn còn bất công và đau đớn. Vậy nên con người phải không ngừng phấn đấu và cải thiện để cùng nhau tạo ra một xã hội văn minh hơn, loại bỏ đi bất công và bóc lột. Và sau nhiều day dứt đấu tranh cuối cùng nhân loại cũng đã làm được, giờ đây chúng ta đã có cuộc sống no đủ, không còn phải vật vã đấu tranh để đòi quyền sống và quyền tự do của bản thân nữa. Nhưng bình yên nào mà không có đớn đau, chúng ta phải sống cho cả những người đã hy sinh xương máu để đấu lật đổ cái thối nát của xã hội. Tất cả phải sống tốt để không còn những cảnh bất công sống lệch như trong “Vào phủ chúa Trịnh

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư