Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Để giải thích câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" em hãy viết một đoạn văn với các gợi ý sau:

để giải thích câu tục ngữ " gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" em hãy viết một đoạn văn với các gợi ý sau:
+ giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
+ trả lời câu hỏi tại sao gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
+ tại sao có những người gần mực mà ko đen, gần đèn thì ko sáng? 
+ rút ra bài học từ câu tục ngữ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
67
1
0
Jane Jade
06/10/2022 23:11:20
+5đ tặng

Tham Khảo:
Kho tàng lịch sử dân tộc ta có rất nhiều ca dao, tục ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm của nhân dân từ bao đời nay. Trong quá trình tồn tại, con người nhận ra được ảnh hưởng của môi trường tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Từ đó, ông cha ta đã gói gọn thông điệp đó trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đây là một câu tục ngữ hay và để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Để nêu lên một kinh nghiệm, một bài học trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn những hình ảnh gần gũi để so sánh, ví von nhằm thể hiện ý của mình. “Mực” tượng trưng cho những cái xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật phát sáng tỏa sáng soi rọi mọi thứ, ở gần đèn ta được soi chiếu sáng trưng. Còn “đèn” tượng trưng cho những điều tốt đẹp, trong lành, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn” thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái tốt.

Câu tục ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của môi trường sống. Khi ở trong môi trường hay tiếp xúc nhiều với những người tiêu cực, không tốt thì chúng ta cũng rất dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu, dễ bị lôi kéo theo những điều sai trái. Và ngược lại, khi chúng ta sống trong môi trường hay tiếp xúc với những người tích cực, cuộc sống của chúng ta sẽ học thêm được những điều hay, bổ ích. Môi trường ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến suy nghĩ, cư xử, hành động của mỗi chúng ta.

Không phải chỉ đến ngày nay mà từ thời Mạnh Tử, mẹ của ông đã nhận thức được tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con. Chúng ta biết đến Mạnh Tử là người giỏi giang, hiểu sâu biết rộng, đạo cao, đức trọng nhưng để có một ngày giỏi giang như ông thì đằng sau là một người mẹ hiền nuôi dạy ông nên người. Bà đã từng chuyển nhà tới ba lần để tìm cho Mạnh Tử một môi trường ưng ý. Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm - một vị quan tài giỏi xin rút lui khỏi chốn quan trường về ở ẩn vì ông sợ rằng chốn quan trường mưu mô sẽ kéo ông theo nó, biến ông thành một kẻ mưu mô, tham lam. Qua đó, chúng ta nên chọn cho mình một môi trường làm việc, môi trường sống, con đường đi tốt đẹp, tích cực để gìn giữ và phát triển nhân cách bản thân hơn.

Ngày nay thì câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” vẫn được mọi người nhắc nhở nhau. Trong gia đình, nếu bố mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, cùng nhau giáo dục con cái thì chắc chắn những người con sẽ phát triển tốt hơn, đạo đức, nhân cách hướng thiện. Bởi bố mẹ chính là tấm gương phản chiếu, là ngọn đèn soi đường cho con cái mình dõi theo, học tập. Chính những cư xử, giao tiếp, đối xử lẫn nhau của bố mẹ là kim chỉ nam cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới bình yên. Ngược lại, nếu trong gia đình nếu bố mẹ bất hòa, hay cãi nhau, không quan tâm đến con cái thì đứa trẻ lớn lên trong môi trường ấy thường hư hỏng hơn. Ngoài xã hội, khi làm việc, tiếp xúc thường xuyên với môi trường không tốt đẹp thì chúng ta dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu và dần đánh mất bản tính lương thiện, thật thà của mình. Lấy ví dụ cụ thể trong môi trường trường học, nếu xung quanh là những người bạn xấu thường trốn học, quậy phá, học lực yếu, ăn chơi, đàn đúm, nếu bản thân lập trường không vững thì dễ bị lôi kéo, dễ hùa theo.

Tuy nhiên, không phải ai ở môi trường tốt cũng sẽ là người tốt, sống ở môi trường xấu thì cũng sẽ là người xấu, vấn đề nằm ở bản lĩnh, lập trường của chính mỗi con người. Có những người sai lầm, từng nghiện ngập, ra tù vào tội nhưng khi họ muốn hoàn lương thì chúng ta không được kì thị. Chúng ta phải dang rộng vòng tay để họ làm lại cuộc đời, ở bên chia sẻ, hòa đồng với họ chứ không phải xem họ là người xấu rồi tránh xa. Ở bên cạnh họ, ta còn biết được những sai lầm mà họ từng vấp phải để bản thân có thể tự rút ra cho mình, học được bài học từ người khác

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một lời khuyên, một triết lý sâu sắc giúp tôi có thêm cách nhìn đúng đắn về mối tương quan giữa môi trường và việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp chúng ta xác định đúng đắn trong việc chọn nơi để ở, để làm việc, chọn bạn để chơi và hiểu hơn tầm quan trọng của môi trường tác động đến con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hanh Nguyen
06/10/2022 23:13:20
+4đ tặng

ừ xưa, ông cha ta vẫn thường nhắn nhủ con cháu rằng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Hình ảnh “mực” và “đèn” là hai biểu tượng đối lập giữa cái xấu và cái tốt. Từ đó, ông cha ta khẳng định rằng, nếu thường xuyên ở cạnh những người có phẩm chất xấu thì ta sẽ trở nên xấu đi và ngược lại.

Đó không phải là một thuyết vô căn cứ mà là đã được kiểm nghiệm qua thời gian. Một người khi chơi với những người xấu, lười biếng, độc ác… thì sẽ bị rủ rê, chèo kéo và học theo thói xấu đó. Còn người đi cùng những người chăm chỉ, tốt bụng, trung thực… thì sẽ bắt chước, học theo họ, dần trở nên tốt hơn. Điều này thấy rất rõ ở những bạn nhỏ. Khi đến trường, nếu được xếp ngồi cạnh các bạn chăm ngoan thì các em cũng sẽ dần thay đổi như thế. Vì vậy, các trường học thường áp dụng hình thức Đôi bạn cùng tiến.

Qua đó, câu tục ngữ được dùng để khuyên nhủ chúng ta chọn bạn mà nơi, chọn nơi mà mà ở. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong thực tế, chúng ta cũng đủ khả năng và bản lĩnh để lựa chọn cho mình môi trường sống. Vậy nên, quan trọng nhất là chúng ta cần phải giữ được bản ngã, ý chí của chính mình, không được để lung lay bởi người khác.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” đã là một lời khuyên vô cùng hữu ích đối với mỗi người chúng ta trong việc chọn bạn, chọn môi trường sinh sống.
đây bạn 
bạn đánh giá cho mình 5 sao nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo