Vở kịch Romeo và Juliet mang nội dung sâu sắc khi nói về tình yêu thắm thiết thuộc hai dòng họ đang có những mối thâm thù với nhau. Tình yêu của họ quá đẹp, khăng khít và bất tử. Vì những xô xát và hiểu nhầm, vì mối thù truyền kiếp giữa hai họ mà hai người không đến được với nhau, để rồi cuối cùng cả hai đều tử tự. Chính cái chết của đôi uyên ương đã làm bừng tỉnh tính nhân văn, đã giải tỏa hết những ân oán của cả hai dòng họ.
Đây là một tác phẩm hiện thực mang tính bi thương, khởi nguồn từ “món nợ truyền kiếp” của hai dòng họ Môn-ta-ghiu yà Ca-piu-lét ở thời trung cổ tại thành phố Vê-rô-na của đất nước Ý. Từ khi ra đời vào năm 1595 đến nay, vở kịch đã được nhiều công chúng đón nhận, được trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Nội dung chính kể về tình yêu da diết của đôi trai tài gái sắc bị dồn nén chia cắt bởi hoàn cảnh vây hãm. Khi phân tích nhân vật Romeo chúng ta sẽ cảm nhận rõ điều này.
Tình yêu và thù hận là đoạn trích từ lớp hai, hồi II của vở kịch. Nội dung được bắt đầu tại một đêm hội hóa trang của gia đình Ca-piu-let khi con gái của họ tròn 14 tuổi. Sau khi bị nàng Rô-da-lin chối từ, Rô-mê-ô đã đến đây và tình cơ quen nàng Giu-li-et. Chàng say đắm trước vẻ đẹp của Juliet và cũng nhận lại được sự yêu mến từ nàng.
Trong hồi I, tình yêu của họ nảy nở mãnh liệt. Họ đã thổ lộ tình cảm của mình vô cùng sâu sắc. Thế nhưng mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ đã chia cắt họ. Đoạn trích gồm có 16 hội thoại giữa hai nhân vật chính. Diễn biến tâm trạng phức tạp đã được nhà văn miêu tả chi tiết và đầy sống động, người đọc dễ dàng nhận thấy khi phân tích nhân vật Romeo và Juliet.
Dù biết rằng Juliet chính là con gái của kẻ thù, nhưng ngọn lửa yêu thương trong trái tim của Romeo vẫn không ngừng sục sôi. Khi phân tích nhân vật Romeo, chúng ta cũng không thể quên cái đêm định mệnh khi chàng quay trở lại trèo tường vào vườn để gặp Juliet. Nàng chính là mặt trời, là ánh sáng xua đi mối thâm thù giữa hai dòng họ và khoảng cách giữa hai người.Giá mà không có mối thù truyền kiếp của hai dòng họ, giá mà tình yêu không còn hàng rào ngăn cản thì chàng đã có thể đàng hoàng đứng trước nàng mà cầu hôn. Tình yêu phải chịu nhiều ngăn cản đến vậy. Hạnh phúc thực sự quá khó để nắm bắt, hạnh phúc quá đỗi mong manh.
Phân tích nhân vật Romeo qua tâm trạng của chàng, người đọc sẽ nhận thấy có hai giai đoạn khác biệt diễn ra. Ta thấy sự thù hận, những nồi buồn bế tắc chất chứa trong đoạn đầu, thì ở giai đoạn sau, sức mạnh mãnh liệt và thắm thiết của tình yêu đã xóa tan tất cả, đã tiếp thêm sinh lức để loại bỏ sự ngăn cách. Romeo đã không còn trốn né trong bóng tối và thù hận, chàng bước ra và chiến đấu cho tình yêu của mình.
Khi nhận ra tình cảm thực sự mà nàng Juliet dành cho mình, Romeo đã quyết định đánh đổi tất cả để có được tình yêu ấy. Chàng đã đổi họ của mình để có được tình yêu. Chàng muốn chối bỏ mối hận thù giữa hai dòng họ bấy lâu để tình yêu đích thực này được tiếp tục nở hoa kết trái. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet đến chi tiết này, người đọc sẽ nhận thấy nguyên nhân sâu xa khiến hạnh phúc của con người bị tước bỏ là đâu.
Sự thù hận chỉ có thể đem đến đau khổ cho con người. Nó là nguyên nhân gián tiếp chia cắt tình yêu và tình cảm tha thiết nồng đượm của những đôi trai tài gái sắc. Đây là những xiềng xiếc từ xã hội phong kiến và chủ nghĩa của Giáo hội thời trung cổ. Sự hận thù từ các mối quan hệ xã hội, khoảng cách giàu-nghèo chính là một trong những lí do kìm hãm hạnh phúc và tự do của con người.
Nhìn chung, khi phân tích nhân vật Romeo qua mười sáu đoạn hội thoại, chúng ta thấy chàng là người có tâm trạng phức tạp, có sự vận động biến đổi phù hợp với logic. Điều này đã chứng tỏ ngòi bút tinh tế và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tài hoa của nhà văn Sếch-xpia.
Mối tình đẹp và đầy sâu đậm giữa Romeo và Juliet là một mối tình đầy dũng cảm, dám đối mặt, bất chấp và vượt qua mọi hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ. Qua đây, nhà văn cũng khéo léo cho chúng ta thấy được, xung đột của tác phẩm không chỉ đơn giản dừng lại ở mối tình của hai nhân vật chính, mà còn là sự đối chọi giữa hai nên luân lí xã hội- luân lí trung cổ hà khắc với tinh thần nhân văn của thời đại Phục hưng.
Biện pháp đội lập tương phản được sử dụng hài hòa và kết hợp với các chi tiết trong vở kịch. Cái đời thường trần trụi với cái quan hệ lí tưởng, giữa cái thấp hẹn và cao cả, giữa thù hận và ái tính, giữa chia li và hạnh phúc… Cảnh tình tứ và thệ nguyện giữa Romeo và Juliet mãi là khung cảnh lãng mạn nhất và là biểu tượng đặc trưng của thứ tình yêu cao cả, vững bền vượt lên trên mọi thời đại.
Khát khao về thứ tình yêu vĩnh hằng bất tử luôn là mơ ước của mỗi người, nhưng không phải ai cúng dám đứng lên đấu tranh cho tình yêu ấy. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet, chúng ta mới nhận thấy rằng, chỉ khi tình yêu được đấu tranh, được thử thách thì nó mới xứng đáng được trân trọng. Hai nhân vật Romeo và Juliet chính là hai tòa thành bất tử về hình tượng của tình yêu trong xã hội cũ.
Tình yêu giữa hai nhân vật chính của vở kịch không chỉ cần vượt qua thử thách mà còn được thăng hoa và trở nên bất diệt. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet đã giúp người đọc thấy được tài năng nghệ thuật cũng như tư tưởng, thông điệp mà nhà văn Sếch-xpia đã gửi gắm.