Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua bài thơ "ĐƯA CON ĐI HỌC" em cảm nhận được những tình cảm nào

Qua bài thơ "ĐƯA CON ĐI HỌC" em cảm nhận được những tình cảm nào.(giúp em làm đề cương ôn thi với ạ)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.506
23
68
bon bon
17/10/2022 20:03:46
+5đ tặng

Thi sĩ Tế Hanh sinh năm 1921, ở Quảng Ngãi, miền Trung. Năm 18 tuổi đang học Trung học tại Huế, ông viết bài thơ “Quê hương”. Bài thơ có 20 câu, mỗi câu có 8 chữ. Lời thơ trong sáng, hình ảnh sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha. Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được trang trải qua những vần thơ đậm đà, ý vị.

Hai câu thơ đầu, với hai chữ “làng tôi” cất lên đầy thương nhớ tự hào. Đó là một làng chài ven biển miền Trung. Sông nước bao la ‘bao vây”. Làng cách biển “nửa ngày sông”, một cách tính độ dài dân dã. Chữ “vốn” rất hay, nói lên nghề chài lưới là nghề chính rất lâu đời của làng tôi:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới,
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.

Sáu câu thơ tiếp theo nói về cảnh ra khơi đánh cá của trai tráng “làng tôi". Đó là những bình minh đẹp. Bầu trời trong sáng, gió nhẹ thổi, ánh mai hồng bùng lên. Các tính từ dùng rất chọn lọc, tạo nên hình ảnh đẹp: "trong”, “nhẹ”, “hồng". Giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình. Như có tiếng reo:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Niềm vui đi chinh phục biển và khí thế ra khơi của bà con dân chài được thể hiện qua các hình ảnh con thuyền, cánh buồm, mái chèo đầy ấn tượng. Chiếc thuyền được so sánh với “con tuấn mã” ngựa đẹp phi nhanh lướt sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái. Mái chèo như lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống, “phăng' xuống lòng sông. Cánh buồm trắng “to như mảnh hồn làng” đang mang con thuyền “rướn” lên mặt sóng. So sánh cánh buồm với “Mảnh hồn làng” rất sáng tạo nhằm nói lên khí thế lao động và khát vọng vẻ ấm no, hạnh phúc của làng chài. Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là một câu thơ rất đẹp gợi lên cánh buồm rất to, lớn, ôm trọn bầu trời, căng gió biển khơi. Các từ ngữ: “hăng”, “phăng”, “vượt”, “rướn”, “thâu góp” đã làm nổi bật sức mạnh, niềm tin tưởng tự hào vào khí thế ra khơi của đoàn thuyền đánh cá:

 
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Hai khổ thơ 8 câu tiếp theo tả cảnh làng chài trong mùa cá. Vui như hội, bến đỗ “ồn ào”, “tấp nập” đông vui. Các hình ảnh: “cá đầy ghe” và “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” đã nói lên rất gợi cảm của một chuyến ra khơi may mắn, đánh bắt được nhiều cá tươi, cá ngon. Ba tiếng “nhờ ơn trời” là tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của những người dân chài chất phác, hồn hậu. Trời đã cho biển lặng sóng êm, một chuyến ra khơi bình yên. Vần thơ đầy màu sắc và hương vị biển:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Yêu quê hương là yêu mến tự hào những chàng trai làng chài cường tráng có “làn da ngăm rám nắng”, được tôi luyện trong lao động, trong sóng gió mặn mòi của đại dương: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Yêu làng chài là yêu những con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả, trở về nằm ngủ im lìm trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm cuộc sống lao động vất vả mà yên vui của bà con làng chài:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Các chữ: “im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe”, “thấm dần” rất gợi cảm và biểu cảm. Sự chuyển đổi cảm giác tài tình đã tạo nên vần thơ giàu cảm xúc và cảm giác.

Khổ cuối nói lên nỗi thương nhớ làng chài của đứa con li hương. Nhớ cảnh sắc cụ thể, nhớ tha thiết bồi hồi - cảm xúc ấy được diễn tả qua điệp ngữ “nhớ”:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.

"Tưởng nhớ” quê hương là nhớ màu “xanh” của nước, màu “bạc” tươi ngon của cá, màu "vôi” bạc phếch vì nắng mưa của cánh buồm. Là nhớ hình bóng con thuyền làng chài “rẽ sóng ra khơi”. Là nhớ “cái mùi nồng mặn quá” hương vị của biển, nơi chôn rau cắt rốn thân yêu. Chữ "thoáng” rất hay, vừa gợi tả hình bóng con thuyền ra khơi mờ dần cuối chân trời dòng sông, vừa thể hiện niềm “tưởng nhớ” trong hoài niệm.

Thi sĩ Tố Hữu đã ca ngợi thơ Tế Hanh là “những câu hát yêu thương”. Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét thơ Tế Hanh “như một đồng suối nhỏ nhưng là nguồn tình cảm trong lành, và bền vững”. Đọc bài thơ “Quê hương”, ta cảm thấy yêu thơ, hồn thơ Tế Hanh. Với ông, những cảnh sắc về bầu trời, dòng sông, con thuyền, chiếc buồm, bến đỗ, con cá... là màu sắc, hương vị, hình bóng quê hương thân yêu. Hình tượng thơ của Tế Hanh tuy bình dị, thân thuộc mà hữu tình nên thơ. Những phép nhân hóa và so sánh trong “Quê hương” rất sáng tạo, đáng yêu. Ta càng thêm bồi hồi vẻ một câu hát: “Quê hương nghĩa nặng tình sâu..” mà mẹ và bà vẫn ru vẫn hát.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Linh Phương
16/11/2022 20:47:54
Tình cảm vô bờ bến của người cha dành cho người con và người con dành cho người cha , người cha luôn bảo vệ yêu thương , tin tưởng người con và ngược lại tình cảm người con dành cho người cha là trân trọng , yêu thương và kính trọng người cha và có một loại tình cảm đó là tình cảm , tình yêu thiên nhiên , đất nước , quên hương 
=> Loại tình cảm , tình yêu rất thiêng liêng , đáng trân trọng , quý mến 
0
0
Sorry
21/03 12:12:37

Cảm Nhận Về Bài Thơ “Đưa Con Đi Học” của Tế Hanh

Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, bài thơ “Đưa Con Đi Học” của nhà thơ Tế Hanh là một tác phẩm đặc sắc, gợi lên không chỉ hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn là tình cảm sâu đậm giữa cha và con. Bài thơ mở đầu bằng không gian yên bình của một buổi sáng mùa thu, khi mà sương mai còn đọng lại trên những bụi cỏ bên đường và nắng ban mai như những hạt ngọc lấp lánh, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền ảo và mơ mộng.

Khi đọc bài thơ, em cảm nhận được sự ấm áp và yêu thương mà người cha dành cho đứa con của mình. Người cha không chỉ đơn thuần là người đưa con đến trường mà còn là người bạn đồng hành, người thầy dạy dỗ con từng bước đi trong cuộc sống. Hình ảnh “Lúa đang thì ngậm sữa / Xanh mướt cao ngập đầu” không chỉ phản ánh sự màu mỡ của đất trời mà còn là biểu tượng cho sự nuôi dưỡng, chăm sóc để con trẻ có thể phát triển mạnh mẽ, khôn lớn.

Điều làm em xúc động nhất là sự ngây thơ, trong sáng của đứa trẻ khi “Con nhìn quanh bỡ ngỡ / Sao chẳng thấy trường đâu”. Đó là hình ảnh của sự tò mò, khám phá và cũng là bước khởi đầu cho hành trình học vấn đầy thách thức nhưng cũng không kém phần thú vị phía trước.

Cuối cùng, “Hương lúa tỏa bao la / Như hương thơm đất nước” không chỉ là hình ảnh về một mùa màng bội thu mà còn là tình yêu quê hương, đất nước mà người cha muốn truyền lại cho con. Bài thơ khép lại bằng lời nhắn nhủ “Con ơi đi với cha / Trường của con phía trước”, như một lời hứa và niềm tin về một tương lai tươi sáng mà người cha và đất nước đặt vào thế hệ trẻ.

Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm gia đình thiêng liêng và sâu đậm, sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên và tình yêu quê hương. Bài thơ không chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống mà còn là thông điệp về giáo dục, về trách nhiệm của người làm cha mẹ trong việc dìu dắt và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×