Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý: Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: Bài thơ vừa đậm đà tính dân tộc, vừa thể hiện cảm quan của thời đại cách mạng

Lập dàn ý giúp e với ạ
5 trả lời
Hỏi chi tiết
29.418
7
11
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
27/04/2017 20:27:48
I. MỞ BÀI
Thơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung mà còn do giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc.

II. THÂN BÀI
1. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong Việt Bắc

a) Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình  thương, lời của người yêu để trò truyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao, dân ca, và phần đầu này cũng thế - nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ở lại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành mười lăm năm ấy tha mặn nồng, người đi người ở thành mình - ta, ta - mình quấn quýt bên nhau  trong một mối ân tình sâu nặng.

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.

b) Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm của khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc, từ khúc hát đạo đầu Mình về mình có nhớ ta... đến những lời nhắn gửi, giãi bày Mình đi có nhớ những ngày - Mình về rừng núi nhớ ai... Ta đi ta nhớ những ngày - Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi..., đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:

Nhớ gì như nhớ người yêu,

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.

Nhớ từng băn khói cùng sương,

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

…..Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,

Dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

2. Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong Việt Bắc

a) Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ), Tố Hữu đã sử dụng thể thơ dân tộc, đó là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ người yêu...) lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đương Việt Bắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)

b) Kết cấu: Kết cấu theo lối đốì đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính đân tộc. Nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt một trăm năm mươi câu lục bát không bị nhàn chán.

c) Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá (sáng tạo từ câu ca dao: trông cho chân cứng đá mềm) . Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt là tình đậm đà của tình giai cấp:

Thương nhau chia củ sắn lùi,

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

d) Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhât trong cặp đại từ nhân xưng ta - mình, mình - ta quấn quýt với nhau và đại từ phiến chỉ ai. Đây là một sáng độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc với thể thơ lục bát nhịp nhàng, thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hoá, sáng tạo, không có đơn điệu (có hùng tráng như cảnh "Việt Bắc ra quân", trang nghiêm như cảnh buổi họp trung ương, chính phủ...)

III. KẾT BÀI
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc, cho nó nhanh chóng đến với người đọc và vẫn sống mãi trong lòng nhân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
2
Trần Thị Huyền Trang
27/04/2017 20:28:03
Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là một tượng đài về thể thơ lục bát. Nhắc tới ông, người đọc liền nghĩ ngay tới “Việt Bắc” – một bản tình ca dạt dào cảm xúc để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó diễn tả được. Mỗi câu thơ như vẽ ra một khung cảnh rất đỗi bình dị của quê hương, đất nước, con người mà nơi ấy ân nghĩa, sự thủy chung như làm điểm nhấn nổi bật trên tất cả. Bài thơ “Việt Bắc” cũng thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

“Việt Bắc” được sáng tác vào tháng 10/1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.

Tính dân tộc được thể hiện ở hai phương diện, nội dung và hình thức. Trước hết về mặt nội dung bài thơ thể hiện ở những khía cạnh sau, hình ảnh chiếc “áo chàm” rất đỗi giản dị, tự nhiên:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Áo chàm” là hình ảnh hóan dụ cho người dân Việt Bắc anh hùng nhưng chân thực. Câu thơ như đang ca ngợi tình người của con người Việt Nam. Từ những con người xa lạ không quen biết, chiến tranh đã kéo đẩy họ lại gần với nhau để giờ đây kỉ niệm tưởng chừng ngắn ngủi như lại dài đằng đẵng ấy vô thức còn đọng lại trong tâm trí của họ. Bài thơ là cuộc đối thọai “mình – ta” vừa ngọt ngào, vừa sâu lắng:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Khỏang thời gian 15 năm xảy ra biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm của lịch sử để cho tình nghĩa giữa chiến sĩ và người dân Việt Bắc ngày một gắn bó keo sơn.

Bên cạnh đó, hình ảnh chiến sĩ cách mạng hiện lên cũng rất chân thực, mang đậm tính dân tộc. Trong giờ phút chia ly, họ bịn rịn không nỡ rời xa:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Chỉ một cái “cầm tay” nhưng sao khó nói nên lời tới vậy. Cầm tay như truyền them cả sức mạnh, cả hơi ấm của người ở lại cho người ra đi. Họ một lòng một dạ thủy chung son sắt:

“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”

Hình ảnh “mình” lặp đi lặp lại mang dụng ý của tác giả. Người chiến sĩ và người dân Việt Bắc họ như hòa quyện lại làm một không phân biệt rạch ròi được. Ân nghĩa sâu nặng giữa họ không thể đong đếm. Rời xa Việt Bắc người chiến sĩ mang trong mình bao nỗi nhớ, nhớ về thiên nhiên hùng vĩ, nhớ về tình người Việt Bắc. Tuy nhiên họ vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời.

Song song với hình ảnh con người, hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc cũng hiện lên cũng mang đậm tính dân tộc. Bức tranh tứ bình đã được ngòi bút của Tố Hữu tô vẽ thêm thắt một cách sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Con người và thiên nhiên như hòa quyện lại với nhau. Thiên nhiên làm nền cho sự xuất hiện của con người. Nếu như câu lục là thiên nhiên thì câu bát là sự xuất hiện của con người. Tưởng chừng như hai hình ảnh này không liên quan đến nhau nhưng không phải như vậy. Mà con người tô điểm cho thiên nhiên thêm đẹp, thêm rực rỡ hơn. Con người xua đi cái lạnh giá của thiên nhiên, hòa mình vào với thiên nhiên để làm những công việc thường ngày nhưng hết sức đẹp đẽ, nên thơ.

Việt Bắc trong thơ Tố Hữu còn hiện lên với những địa danh lịch sử hào hùng, tráng lệ: Tân Trào, Hồng Thái, Ngòi Thia sông Đáy, sông Lô, Núi Hồng….

Có thể thấy, cảnh và người trong bài thơ Việt Bắc hiện lên rất thân thương giản dị mà giàu tình người, đậm đà tính dân tộc sâu sắc.

Tính dân tộc thể hiện sâu sắc nhất ở mặt hình thức. Một là, thể thơ lục bát truyền thống với kết cấu lời đối đáp của đôi trai gái, giữa kẻ ở lại và người về xuôi. Lục bát là thể thơ dân tộc nó đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng ngôi xưng “mình-ta” để bộc lộ hết tâm tư tình cảm của mình:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Tính dân tộc còn được thể hiện ở phương diện ngôn ngữ, nhạc điệu: Ngôn ngữ vừa giản dị, gần gũi với đời thường lại dễ thuộc, dễ nhớ kết hợp với nhạc điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng có lúc thủ thỉ, tâm tình, lúc thì đằm thắm mượt mà lúc lại ngọt ngào êm dịu.

“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”

Ngòai ra, hình ảnh thơ cũng thấm nhuần tính dân tộc. Ta từng bắt gặp nhiều hình ảnh giản dị trong thơ của các nhà thơ khác nhưng với thơ Tố Hữu ta lại thấy nó rất tự nhiên, thỏai mái lại rất tinh tế: Hình ảnh “trám bùi”, “măng mai”. “trăng”, “nắng”, “bản”… gần gũi biết bao!!

Tóm lại, bài thơ “Việt Bắc” – đỉnh cao của văn học Việt Nam và cũng là bài thơ để đời của Tố Hữu. “Việt Bắc” là khúc ca về thiên nhiên, con người Việt Bắc, là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc, là tình yêu, tình thương của Tố Hữu dành cho Việt Bắc. Bằng ngôn ngữ giản dị, gắn liền với đời thường kết hợp với thủ pháp nghệ thuật như lặp từ, hóan dụ.. đã lột tả được nỗi nhớ da diết của tác giả với mảnh đất đầy kí ức và kỉ niệm. Song song với đó, thể thơ lục bát kết hợp một cách nhuần nhuyễn đã đưa đẩy cảm xúc của Tố Hữu lên đỉnh cao để có thể sáng tác ra được một bài thơ tuyệt vời đến như vậy.  Và “Việt Bắc” là một bài thơ thể hiện đậm đà tính dân tộc.
18
2
Ho Thi Thuy
27/04/2017 20:30:18
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 
- Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình, chính trị sâu sắc và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. 
0,25 
- Bài thơ Việt Bắc trích trong tập thơ cùng tên, được viết nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử: Tháng 10 -1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền ngược trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Bài thơ được coi là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 0,25 

2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) 
- Ý kiến thứ nhất: vẻ đẹp truyền thống của thi ca nghĩa là bài thơ đã kế thừa, phát huy những nét đẹp của nền thi ca cổ điển và thi ca dân tộc ở cả phương diện nội dung và hình thức. Ý kiến đã nhìn nhận nét đặc sắc của hồn thơ Tố Hữu: đậm đà hồn dân tộc. 
0,25 
- Ý kiến thứ hai: Hơi thở của thời đại cách mạng nghĩa là nội dung cảm xúc của bài thơ mang làn gió của thời đại mới – phản ánh hiện thực đất nước, con người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. 
Hình thức nghệ thuật cũng hòa chung với vẻ đẹp của thi ca cách mạng. 
Ý kiến đã khẳng định thơ Tố Hữu là thơ hiện đại. 
0,25 

3. Bình luận 2 ý kiến (0,5 điểm)
- Hai ý kiến là hai cách nhìn nhận tưởng như đối lập nhau nhưng chúng không loại trừ nhau mà có mối quan hệ bổ sung để góp phần đánh giá toàn diện về vẻ đẹp của thi phẩm. 
0,25 
- Bài thơ vừa mang vẻ đẹp của thời đại cách mạng vừa kế thừa vẻ đẹp của thơ ca truyền thống. Thơ Tố Hữu có sự hòa quyện giữa cái hôm nay và cái xưa, cái mới mẻ và cái truyền thống, trở thành điệu hồn của con người Việt Nam qua mọi thế hệ. 
- Đoạn thơ “Ta về….thủy chung” nằm ở phần giữa bài thơ Việt Bắc, nhà thơ đã hóa thân vào lời người ra đi để trao gửi tâm tình với người ở lại. 0,25 

4. Phân tích, chứng minh (3,5 điểm) 
a. Đoạn thơ mang vẻ đẹp của thi ca truyền thống (1,0 điểm)
- Nội dung: 
+ Đoạn thơ là lời của người kháng chiến về xuôi nhắn gửi với người ở lại – đồng bào chiến khu Việt Bắc tình cảm thủy chung tha thiết, nỗi nhớ không nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc ( Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người). Tái hiện tình cảm, nỗi nhớ đó, Tố Hữu một lần nữa khắc sâu thêm ân tình, ân nghĩa của con người cách mạng, cũng là đạo lí uống nước nhớ nguồn – vốn là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc 
0,25 
+ Bằng nghệ thuật ngôn từ, đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh Xuân – Hạ - Thu – Đông là bức tranh tứ thời đã đi vào hội họa phương Đông và thơ ca dân tộc như Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm... trở thành những nét đẹp có tính mẫu mực cổ điển. 
0,25 
- Hình thức nghệ thuật: 
+ Thể thơ lục bát dân tộc, sử dụng cặp đại từ mình – ta thường xuất hiện trong thơ ca dân gian, ngôn ngữ bình dị, trong sáng gợi cảm, đậm đà hồn dân tộc. Kết cấu: Đoạn thơ có sự đăng đối, hài hòa về câu chữ: câu lục khắc họa về thiên nhiên song hành cân xứng một câu bát khắc họa vẻ đẹp con người. 
0,25 
+ Bút pháp chấm phá: mỗi bức họa từng mùa nhà thơ chỉ chọn một đôi hình ảnh nhưng đã ghi lại linh hồn rất riêng của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Cùng với bút pháp là thi liệu cổ xưa đã từng đi về rất nhiều trong thơ ca cổ là hình ảnh trăng, hoa... 
0,25 
b. Đoạn thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng thể hiện vẻ đẹp của quê hương Việt Bắc tứ thời trong những năm kháng chiến chống Pháp và vẻ đẹp của con người lao động mới trong công cuộc dựng xây đất nước. Đoạn thơ tràn đầy niềm tin tưởng ngợi ca, lạc quan cách mạng (2,0 điểm) 
- Bức tranh mùa đông (0,5 điểm) 

5
+ Hội họa phương Đông thường bắt đầu bức tranh tứ thời ở mùa xuân nhưng Tố Hữu chọn bức tranh mùa đông để mở đầu cho vẻ đẹp quê hương cách mạng. Bởi bài thơ được sáng tác vào tháng 10 – 1954, cũng là mùa đông đầu tiên của đất nước sau ngày độc lập, vì thế bức tranh mùa đông hiện lên rất chân thực, mang đậm hơi thở của thời đại mới. 
Mùa đông không tái tê, ảm đảm như thơ xưa mà ấm nóng, tươi tắn sắc màu: rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi.

0,25

+ Người đi rừng cũng khác với thơ xưa, không lẻ loi nhỏ bé mà đứng trên đèo cao lộng gió với tư thế khỏe khoắn, lấp lóa nắng ánh...trở thành hình tượng trung tâm của núi rừng. 
0,25 
- Bức tranh mùa xuân (0,5 điểm) 
+ Tố Hữu góp vào gia tài thi liệu của mùa xuân một sắc riêng của Việt Bắc: hoa mơ trắng với một không gian thoáng rộng, sáng bừng lên một màu tinh khôi thanh khiết.

0,25
+ Người đan nón: chuốt từng sợi giang gợi vẻ đẹp cần mẫn, miệt mài, nhẹ nhàng khéo léo mà cũng đầy trân trọng, nâng niu. Những động tác của họ nhịp nhàng, uyển chuyển như một vũ điệu mùa xuân. 
0,25 
- Bức tranh mùa hè (0,5 điểm) 
+ Núi rừng Việt Bắc vang lên dàn đồng ca mùa hạ: đó là tiếng ve kêu thật quen thuộc, bình dị, trẻ trung. Tiếng ve ấy làm cho rừng phách đổ vàng, cảnh tràn trề sức sống. 
0,25 
+ Cùng với cái tươi trẻ của âm thanh và sắc màu, hình ảnh con người cũng rất đỗi trẻ trung - cô em gái hái măng một mình trong rừng mà không gợi cảm giác lẻ loi, lầm lũi. 
0,25 
- Bức tranh mùa thu (0.5 điểm) 
+ Trăng thu: “rọi hòa bình” với ánh sáng mạnh, luồng sáng khỏe mang lại cảnh trí thanh bình yên ả nơi đây. Một thi liệu cũ, Tố Hữu vẫn diễn tả cái nhìn rất mới: cái nhìn tươi tắn, khỏe khoắn của con người cách mạng

0,25

+Tiếng hát ân tình thủy chung của “ Ai” vang vọng. – của những con 
người Việt Bắc chăm chỉ, cần cù, tràn đầy tinh thần lạc quan, cũng có thể là chủ thể trữ tình cất lên lời ân tình thủy chung với Việt Bắc, với cách mạng, với quê hương xứ sở này. 
0,25 

5. Đánh giá chung (0,5 điểm) 
- Bức tranh tứ bình không chỉ vẽ lên hình ảnh một quê hương cách mạng tươi sáng, căng tràn sức sống, ấm áp sắc màu mà còn khắc họa được bức chân dung con người mới, con người kháng chiến trong công cuộc dựng xây, kiến thiết đất nước. Đoạn thơ chan chứa niềm tin, niềm tự hào, lạc quan của nhà thơ cách mạng 
0,25 
- Mới mẻ nhưng cũng rất truyền thống. Với kết cấu cổ điển, thể thơ lục bất, đoạn thơ là khúc hát ân tình, ân nghĩa, lời thơ gần gũi, đi vào lòng người muôn thế hệ, trở thành điệu hồn chung của dân tộc.
3
0
The Future In Study ...
27/04/2017 20:32:48
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam. Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền trong thơ Tố Hữu chính là tính dân tộc. GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuẫn nhuyễn.” Ông đã kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật thể hiện. Với việc tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ta sẽ thấy được nỗi lòng của con người Việt Nam, thấy được bản sắc, hơi thở, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ta nên tìm hiểu bài thơ tiêu biểu của ông: Việt Bắc. Bài thơ là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca
mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.         
Giải thích khái niệm : tính dân tộc…
Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội dung đến hình thức của sáng tác văn học. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu trước hết được xem xét toàn diện từ sự mô tả cuộc sống và đấu tranh độc đáo của dân tộc ta, sự phác họa con người Việt Nam với truyền thống đạo đức, đặc điểm tâm lý và tái hiện phong cảnh đất nước. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân tộc. Tố Hữu là nhà thơ dân tộc trong cái ý nghĩa đầy đủ và tự hào của khái niệm này.  Về nội dung, dễ dàng nhận thấy trước hết là tính dân tộc biểu hiện trong sự phản ánh màu sắc dân tộc của thiên nhiên, của đời sống vật chất và tinh thần của xã  hội. Nội dung căn bản của tính dân tộc là ở tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc và
cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời. Về hình thức, tính dân tộc biểu hiện ở chỗ: mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là có ngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc mình.
Có thể nói, trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là người có nhiều tác phẩm sâu sắc và cảm động về Bác Hồ: Hồ Chí Minh, Sáng Tháng Năm, Cánh chim không mỏi, Theo Chân Bác, Ta đi tới, Việt Bắc…những tác phẩm ấy không phải chỉ là cảm xúc riêng của nhà thơ mà còn là tấm lòng của những người con Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, mà qua những bài thơ đó, Tố Hữu đã thể hiện tập trung những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hình tượng Hồ Chí Minh với tất cả lí tưởng, lẽ sống, niềm vui và những ân tình cách mạng. Có lẽ chưa bao giờ trong văn học Việt Nam hình ảnh vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu của dân tộc hiện lên như một chủ đề sáng tác chính trong thơ văn Việt Nam rõ ràng mà sâu sắc đến vậy. 
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Việt Bắc là kết tinh của những tinh hoa dân tộc. Bác hiện lên thật bình dị, gần gũi và thiết tha. Tố Hữu gọi Bác Hồ là Bác, là Người và đặc biệt gọi là ông Cụ. Tiếng gọi nghe tha thiết, chất chứa bao ân tình mà gần gũi xiết bao. Không những thế Bác còn là niềm tin, là ánh sáng nâng bước và sưởi ấm lòng mỗi người trong những hoàn cảnh đen tối nhất.
2
2
NoName.114758
28/11/2017 20:46:36
có nhận định cho rằng: bài thơ việt bắc thể hiện đậm nét trữ tình chính trị .Bằng hiểu biết của anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư