Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong các vị anh hùng dân tộc, vua Quang Trung là một trong các vị anh hùng được tất cả mọi người quý trọng và ngưỡng mộ bởi ở ông có rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp. Có lẽ vì vậy mà vua Quang Trung cũng đã trở thành một đề tài sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm văn học mang ý nghĩ ngợi ca. Và một trong số những tác phẩm đó, chúng ta không thể không nhắn đến “Hoàng Lê Nhất thống chí” đã miêu tả vị anh hùng dân tộc thật đẹp và oai hùng biết bao.
Trước tiên hình ảnh Quang Trung hiện lên là một người anh hùng có hành động mạnh mẽ và quyết đoán. Từ đầu đến cuối đoạn trích, vua Quang Trung vẫn luôn là người chủ động trong mọi hành động và chỉ trong vòng một tháng, ông đã làm được biết bao nhiêu việc quan trọng như tế cáo trời đất “lên ngôi hoàng đế”. “đốc suất đại binh ra bắc”, tuyển quân lính và mở ra những cuộc duyệt binh lớn đặc biệt là đánh đuổi được giặc xâm lược… Không chỉ có hành động đầy mạnh mẽ quyết đoán, Nguyễn Huệ còn hiện lên là một người anh hùng có trí tuệ sáng suốt và vô cùng nhạy bén. Điều này trước tiên được thể hiện ngay ở việc ông lên ngôi hoàng đế: ngay khi mấy chục vạn quân Thanh tràn vào nước ta để xâm lược, đất nước đang rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” thì việc Quang Trung lên ngôi thống nhất đất nước là vô cùng hợp lí để có thể thống nhất nội bộ đồng thời tìm ra được những nhân tài giúp ích cho nước. Trí tuệ sáng suốt của ông còn được thể hiện qua lời phủ dụ quân lính. Lời phủ dụ đã khẳng định được chủ quyền của dân tộc ta, lên án phê phán những thế lực phản quốc đồng thời kêu gọi binh lính hãy một lòng một dạ chiến đấu bảo vệ đất nước. Chỉ ngắn gọn vậy thôi nhưng lại sâu sa đến lạ thường, đánh thức tinh thần yêu nước và ý chí quật khởi của cả dân tộc. Không chỉ vậy ông còn sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi: đối với Ngô Thì Nhậm ông xem đó như một vị quân sư “túc trí đa mưu”, biết đoán người một cách đầy khách quan, khen chê đúng lúc đúng chỗ… Đặc biệt hình ảnh Quang Trung còn hiện lên thật đẹp với tài dùng binh khiển tướng như thần. Cuộc hành binh thần tốc của vua Quang Trung đã trở thành một chiến công lịch sử vô cùng vang dội và đầy tự hào của dân tộc: Ngày 25 tháng chạp xuất binh ở phú xuân (Huế), một tuần lễ sau đã ra tận Tam Điệp cách Huế 500km. Rồi đến đêm 30 tháng chạp hành quân ra Bắc vừa đi vừa đánh giặc hơn nữa ông còn hoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, răm rắp nghe theo chỉ huy. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù. Không chỉ là một vị tướng chỉ huy tài ba mà vua Quang Trung còn tự mình xông pha chiến trận để đánh giặc đầy oai phong lẫm liệt…
Nói tóm lại, hồi mười bốn của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất thống chí” đã phác họa thật rõ bức chân dung vị anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung đầy oai phong với trí tuệ sáng suốt, với hành động quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng và có tài điều binh khiển tướng như thần. Hình ảnh vua Quang Trung sẽ mãi là niềm tự hào đối với mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi khi nhắc đến là ai cũng tỏ ra đầy sự kính phục và ngưỡng mộ vô cùng vì có một vị tướng tài ba như vậy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |