Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.427
2
1
mỹ hoa
25/06/2018 21:55:04

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
mỹ hoa
25/06/2018 21:55:36

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.

Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc – những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.

Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

0
1
Nguyễn Quyền
25/06/2018 22:37:47

Trong thời gian qua, thanh niên chúng ta đã phát huy được vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu thì thanh niên, sinh viên tình nguyện là những người đã bám sát địa bàn, đi vào tận nhà dân để phân tích, chứng minh, giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về giá trị của những lễ hội truyền thống, về phong tục, lối sống, cốt cách của con người Việt Nam, từ đó bà con hiểu rõ hơn, nghiêm chỉnh chấp hành và tích cực thực hiện. Không chỉ có vậy, thanh niên còn phát huy được vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, thực sự trở thành chiến sĩ văn hóa trong cuộc đấu tranh chống lại các sản phẩm xấu độc, lai căng làm phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và chính họ đã cùng nhân dân làm cho âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc bị thất bại, góp phần quan trọng làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khiến nó đã thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông du nhập vào nước ta một cách tràn lan, bên cạnh văn hóa trong sạch, lành mạnh thì sản phẩm xấu độc cũng nhanh chóng thâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách, tâm hồn, đời sống của con người Việt Nam trong đó có thanh niên. Thanh niên là đối tượng tiếp thu và đón nhận văn hóa đó một cách nồng nhiệt và nhanh chóng nhất. Hiện tượng thanh niên ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện rất nhanh, với những chiếc quần xước nửa tây, nửa ta, tóc thì nhuộm cho giống với phong cách thần tượng của mình. Có một bộ phận không nhỏ thanh niên đi tham gia vào những lễ hội truyền thống chỉ với mục đích đi giải trí là chính, họ đến với lễ hội truyền thống không phải với thái độ thành tâm hướng về cội nguồn, hiện tượng đùa cợt trong lễ hội, xem bói, xem quẻ xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến… Đây là những hiện tượng cần được chú ý trong quá trình giáo dục thanh niên hiện nay.

1
0
My
26/06/2018 07:32:15
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa bên cạnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là sự du nhập của những dạng thức văn hóa không phù hợp với truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ ngày nay có nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hay có xu hướng vọng ngoại, ngày càng xa rời những giá trị truyền thống quý báu? Thực tế cho thấy, giới trẻ vẫn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Xác định rõ xây dựng quê hương là nhiệm vụ hàng đầu, thanh niên đang ra sức cống hiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, họ xây dựng cho mình hình ảnh xung kích đi đầu trong các phong trào tình nguyện. Trong những năm qua, các đội thanh niên tình nguyện chung sức vì cộng đồng tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn TTATGT; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM” đã tạo nên một hình ảnh đẹp về lớp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, là môi trường tốt để tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành. Họ thực sự là màu xanh của quê hương, đất nước, là mẫu hình đẹp về văn hóa lối sống và tâm hồn cao thượng của tuổi trẻ. Khắp nơi trên mọi miền quê, hình ảnh màu áo xanh tình nguyện đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ, thanh niên có mặt ở những miền khó khăn, vùng lũ lụt, thanh niên giúp dân di dời tái định cư…
Không chỉ góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tuổi trẻ còn ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc trong xu thế hội nhập. Những năm gần đây, khắp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh rộ lên loại hình nghệ thuật hát dân ca ví, giặm, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Hát dân ca ví, giặm không chỉ phổ biến trong đời sống nhân dân mà còn có sức lan tỏa trong các trường học. Nhiều trường học nhận chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa.
Tuổi trẻ khắp mọi miền Tổ quốc còn cống hiến sức trẻ trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc. ĐVTN hành hương về địa chỉ đỏ xuất hiện ngày càng nhiều. Bạn Nguyễn Ngọc Mai (Cẩm Xuyên) – sinh viên đang du học ở Anh chia sẻ: “Khi giao lưu với các bạn thanh niên quốc tế, tôi thấy tự hào và yêu Tổ quốc mình hơn. Đặc biệt là khi từng thành viên giới thiệu về đất nước và con người, tự bản thân tôi luôn nhớ những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc để có thể giới thiệu với bạn bè thế giới”.
Cũng phải thấy rằng, trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, nhiều người trẻ đôi khi quên đi trách nhiệm của mình và chỉ khi đặt trong môi trường khác biệt, họ mới nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Nhân đây, tôi muốn nói đến sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. Có thể nói, sự ra đi của Đại tướng thêm một lần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc trong tâm thức đồng bào cả nước, đặc biệt là giới trẻ. Đây chính là bằng chứng cho thấy, trong tiềm thức mỗi bạn trẻ vẫn dạt dào tình yêu đất nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.
Giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ
Bên cạnh những hình ảnh đẹp của tuổi trẻ trong thời đại mới, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên có lối sống lệch lạc, thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, cá biệt, một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, phạm pháp. Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên hay việc các bạn trẻ truy cập các trang web độc hại, chát “nuy”, đua xe, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, cả nước có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động.
Chị Lê Thị Thảo - cán bộ Thành đoàn Hà Tĩnh trăn trở: “Hiện vẫn có nhiều bạn trẻ có cái nhìn xa lạ với văn hóa dân tộc. Họ đang thiếu định hướng của người lớn trong khi lại dễ bị ngả theo tâm lý đám đông mà không biết cái đó có hại như thế nào. Thành đoàn đã và đang tìm những địa chỉ văn hóa tin cậy, chính thống để hướng giới trẻ tìm đến. Đặc biệt, chúng tôi truyền đạt liên tục bằng những hình thức sinh động, vui nhộn và thiết thực về bản sắc văn hóa dân tộc để các bạn hiểu, từ hiểu mới đến yêu và giữ gìn, phát huy”. Cũng theo chị Thảo, để làm được điều đó, bản thân người thanh niên phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vai trò của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Muốn vậy, cần phải có lối sống trong sạch, lành mạnh, sống có lý tưởng, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.
Từ bao đời nay, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy đã được gìn giữ và phát huy qua các thế hệ, trở thành truyền thống văn hóa, tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc đóng vai trò nền tảng và là động lực để chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giới trẻ cần phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu, truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, bổ sung vào đó những nội dung mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, quê hương.
Các cấp, ngành cần đưa phongtrào nhân dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả… làm cho các giá trị văn hóa đi vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, quan hệ hằng ngày của cộng đồng và từng người để đẩy lùi những ảnh hưởng xấu. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong giới trẻ. Đồng thời, ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, tệ nạn ma túy, cờ bạc… góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng tác động đến mọi mặt của đời sống thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “hòa nhập không hòa tan” đang trở thành mối quan tâm lớn của xã hội. Văn hóa có sức mạnh vô cùng to lớn, có tác động đến mục tiêu phát triển KT-XH. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay, nhất là đối với giới trẻ.
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
26/06/2018 08:07:49
dàn bài nè, áp dụng vô mà viết
  • Mở bài:
Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Qua các di sản văn hóa, con người có thể hiểu sâu sắc về cuộc sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và trình độ phát triển của dân tộc ấy qua nhiều thời đại. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, các di sản văn hóa đang dần bị tổn hại nghiêm trọng. Có di sản đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ cấp bách, cần qyết liệt thực hiện trong thời đại ngày nay.
  • Thân bài:
Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về khoa học, lịch sử, đời sống văn hóa dân tộc.
Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc? Di sản văn hóa là kết tinh sức lao động, tình cảm và trí tuệ của con người đã gủi gắm vào thời gian. Trải qua năm tháng, những di sản ấy càng thêm có giá trị và cần phải bảo vệ, gìn giữ. Mỗi di sản văn hóa đều chứa đựng trong nó tính thời gian. Nó còn là nhân chứng sống động của lịch sử. Di sản văn hóa thể hiện sâu sắc lịch sử đời sống tinh thần và lao động sản xuất của con người. Bằng tất cả niền tin, con người muốn phản ánh đời sống đương thời qua một công trình xây dựng.
Mỗi di sản văn hóa là bằng chứng xác thực, có giá trị khoa học cao. Qua các di sản văn hóa, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đời sống dân tộc trong thời đại nó ra đời cho đến nay. Không gì lưu giữ dấu tích cuộc sống tốt hơn là các di sản văn hóa. Không giống như các công trình khác, di sản văn hóa mất đi sẽ mãi mãi không thể nào có lại được. Nó chỉ có ý nghĩa khi còn giữ đúng nguyên trạng mà lịch sử đã tạo tác và khẳng định.
Di sản văn hóa bởi thế trở thành tài sản quý báu của dân tộc. Mỗi di sản văn hóa có giá trị kết nối quá khứ với hiện tại. Đồng thời, mở hướng cho con người tiến đến tương lai. Mỗi di sản văn hóa là một niềm tự hào lớn lao về quá khứ lịch sử hào hùng, bất khuất mà bình dị, thắm đượm nghĩa tình của dân tộc.
Bởi các di sản văn hóa có tuổi thọ cao và đang bị tàn phá bởi thời gian và con người. Bảo vệ, gìn giữ và trùng tu các di sản văn hóa là nhiệm vụ cấp bách của đất nước.
Cần làm gì để bảo vệ, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa trong thời đại ngày nay? Để gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc, nhà nước đã có chính sách cụ thể. Đồng thời cũng quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi công dân dối với các di sản văn hóa dân tộc.
Trước hết là phải biết tôn trọng và tự hào đối với những di sản văn hóa của dân tộc. Bởi đó không chỉ là những công trình xây dựng, không chỉ là cái đẹp của tinh thần mà đó là văn hóa. Lớp lớp cha ông đã không tiếc tiền của, vật chất, sức lực bồi đắp cho các di sản ấy. Bổn phận của chúng ta là phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị ấy. Hãy làm cho nó thêm giá trị trong đời sống ngày nay.
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Quyết liệt chống lại các hành động phá hoại, xúc phạm di sản văn hóa dân tộc. Không ai có quyền làm tổn hại nó. Bởi nó là tài sản quý báu và không thể thay thế được của toàn dân tộc. Nó là kết tinh của tình cảm và trí tuệ của cha ông để lại. Cần phải tôn trọng và gìn giữ quá khứ dân tộc như gìn giữ sinh mệnh của chính mình. Đánh mất đi quá khứ sẽ là một tổn thất lớn nhất đối với con người.
Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Họ cho rằng nó không là của ai. Nó lạc hậu và cũ kĩ, không giá trị gì. Đó là nhận thức hết sức sai lầm và vô cảm. Bởi vậy, họ thường có thái độ xúc phạm đến các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Thậm chí, họ còn có hành động cố tình phá hoại các di sản vật chất. Những người như thé thật đáng chê trách và bị pháp luật trừng trị.
Bài học:
Di sản văn hóa là báo vật thiêng liêng của dân tộc. Đó là tài sản chung của mọi người. Hãy bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc ngay từ bây giờ. Đồng thời không ngừng phát huy giá trị của nó ngày càng tốt đẹp hơn
  • Kết bài:
Đừng nghĩ về giá trị vật chất của các di sản văn hóa. Hãy nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà nó chứa đựng ở trong mình. Hãy nghĩ về sức lao động của cha ông qua lớp lớp thời gian đã kết tinh trong mỗi di sản để cảm thấy tự hào hơn, kính trong hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×