Chị Dậu là người phụ nữ can trường, mạnh mẽ, là hình tượng văn học khác biệt trong nền văn học trung đại Việt Nam. Mở đầu cho đoạn trích là hình ảnh la liệt của người chồng bị đánh đập tàn nhẫn bởi bọn cường hào áp bức thuế sưu vô lí. Gia cảnh cùng đinh, nghèo mọn khiến trong nhà chả còn thứ gì để tẩm bổ. Vốn chân chất và được lòng hàng xóm thân cận, chị nhận được một bát cháo ấm lòng, hình ảnh chị đút cháo cho chồng ăn cùng lời nói xem có ngon không, một tay đỡ chồng ân cần. Đó là minh chứng cho giá trị truyền thống, một người vợ chung thủy, nặng tình, son sắt. Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Mặc cho lời van xin, cậy nại, tiếng khóc tức tưởi, xót xa, những cỗ máy giết người mang danh cường hào sưu thuế lại càng tàn nhẫn, mất đi nhân tính. Chạm đến tột cùng của đau đớn, người đàn bà lực điền đã vực dậy, xông pha đánh quật ngã bọn cai lệ nghiện ngập. Một trái tim ấm áp mang trong mình ngọn lửa thiêng liêng của tình cảm vợ chồng, sự chung thủy và bản lĩnh đã đạp đổ hiện thực khắc nghiệt phong kiến. Tình huống đặc sắc ấy được Ngô Tất Tố viết nên quả đã đọng lại trong lòng người những nốt nhạc trầm lặng, đau đớn, chua ngoa nhưng lại có sức bật mạnh mẽ trong tâm hồn về vẻ đẹp chung thủy, gìn giữ hạnh phúc gia đình và đức hy sinh cao cả. Chị Dậu là hình tượng văn học đặc sắc, người phụ nữ có tình yêu thương chồng tha thiết, vô bờ.