Trong xã hội phong kiến, quan niệm trọng nam khinh nữ xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Bao nhiêu công việc nặng nhọc, khó khăn chỉ biết trông chờ vào sức vóc của người đàn ông. Mỗi khi chiến tranh xảy ra thì đương đầu với mũi tên hòn đạn cũng chính là các trang nam nhi khoẻ mạnh. Vì vậy, vai trò đàn ông được xã hội đề cao và khẳng định. Trong ca dao - dân ca có rất nhiều câu ca dao thể hiện rõ điều đó, ví dụ như:
- Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.
Bản thân chữ Làm trai đã bao hàm ý nghĩa khẳng định chí khí, bản lĩnh và sức mạnh của các đấng nam nhi đại trượng phu.
Ở câu này , tiếng cười châm biếm được tạo nên bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Trước hết, tác giả tạo nên sự đối lập (tương phản) giữa cái cao cả: Làm trai cho đáng nên trai với cái tầm thường: Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. Chàng trai trong câu ca dao không lo làm lụng mà chỉ trông chờ hưởng thụ.
Hình ảnh một trăm đám cỗ là con số ước lệ mang ý nghĩa khái quát. Chẳng sai là chẳng quên, chẳng bỏ sót đám nào. Tác giả dân gian khéo léo dùng nghệ thuật phóng đại, cường điệu để tô đậm hiện tượng, châm biếm kẻ Làm trai sức dài vai rộng mà chỉ “giỏi” hơn người ở cái tài đi... ăn cỗ, chỉ có mỗi một việc là chăm chú đợi đến ngày được hàng xóm láng giềng mời ăn cỗ. Thật mỉa mai, đáng cười cho đấng mày râu có tư tưởng ăn bám, hưởng thụ, không thích lao động. Anh ta không phải là loại người mà gia đình và xã hội mong muốn.