Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nếu là người chứng kiến cái chết đau đớn của nhân vật lão hạt trong truyện ngắn cùng tên

viết một bài văn nếu là người chứng kiến cái chết đau đớn của nhân vật lão hạt trong truyện ngắn cùng tên của nam cao thì em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào
3 trả lời
Hỏi chi tiết
203
1
0
Nguyễn Thị Ánh Hồng
01/11/2022 13:00:18
+5đ tặng

Chiếc hộp lưu giữ ký ức của chúng ta không chỉ lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc mà còn lưu giữ cả những khoảnh khắc đau xót, không vui. Đôi khi những điều buồn đau mới khiến con người ta nhớ mãi không quên. Giống như tôi luôn ám ảnh khi chứng kiến cái chết xót xa của lão Hạc.

Tôi chỉ là một người nông dân bình thường trong cùng làng với lão Hạc. Những năm tháng đói kém ấy, chúng tôi sống trong mòn mỏi hi vọng. Cái đói, cái nghèo khiến thanh niên nhiều nhà bỏ đi đồn điền cao su, mấy năm sau cũng không thấy về, con trai lão Hạc cũng vậy. Cái đói còn đẩy con người ta vào bước đường cùng, khiến con người ta tha hóa biến chất. Ấy vậy mà vẫn có một người luôn giữ tấm lòng và nhân cách đáng quý – lão Hạc. Tôi thường sang nhà ông giáo trò chuyện, cũng thường gặp lão Hạc bên ấy nên hiểu lão hơn người khác trong làng. Nghĩ đến lão nông dân già nua ấy, tôi lại vừa thấy thương vừa thấy phục. Cố bám víu chờ con trai về, nghèo đói đến đâu vẫn không khiến mình lâm vào con đường tha hóa.

Nhưng chẳng ai ngờ, mọi chuyện lại ập đến như vậy. Mới mấy hôm trước, tôi còn gặp lão bên nhà ông giáo, sau khi lão bán con Vàng – con chó yêu quý của lão. Lúc nghe lão nhờ cậy ông giáo đứng tên mảnh vườn và gửi ba mươi đồng bạc để lỡ có lão có chết thì ông giáo đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm tôi còn trách lão nghĩ chuyện không đâu. Người còn đang sống mà đã tính chuyện ma chay. Vậy mà...

Chiều hôm đó, tôi đang lúi húi giẫy đám cỏ dại trong vườn thì nghe tiếng bà lão hàng xóm kêu lên:

- Bà con sang mà xem, lão Hạc chết rồi!

Tôi giật mình, vứt cả cuốc, chạy vội sang nhà lão Hạc. Vừa đến cổng đã thấy mọi người đứng đầy ở đó, nghe rõ tiếng nôn ọe. Tôi vội vã xuyên qua đám người, chạy hẳn vào trong thì hoảng hồn thấy lão Hạc đang vật vã trên chiếc giường cũ kĩ, đầu tóc lão rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc và bọt mép sùi ra. Lão tru tréo, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Chân tay tôi như đông cứng lại, không nhúc nhích được, chỉ đứng nhìn lão Hạc như thế. Hai người to khỏe đến đè lão lại nhưng không giúp ích được gì, lão vật vã trong đau đớn suốt 2 tiếng đồng hồ rồi buông thõng hai tay. Tôi biết, lão Hạc đi rồi.

Tôi lén gạt nước mắt đang trực chảy ra, nhìn mọi người xung quanh. Hàng xóm của chúng tôi tỏ vẻ băn khoăn, dường như họ đang thắc mắc không biết vì sao lão Hạc chết đau đớn và bất ngờ như vậy. Còn Binh Tư và ông giáo thì giữ im lặng. Tôi thoáng thấy sự thương xót và day dứt, đau khổ trong ánh mắt của họ. Ông giáo còn chua xót thở dài thườn thượt. Khóe mắt ông hình như cũng ướt. Có lẽ cả họ và tôi đều hiểu được nguyên nhân cái chết đau đớn này.

Để giữ gìn nhân cách của mình, để không đi vào con đường tha hóa, lão Hạc đã chọn cách kết thúc cuộc đời mình như vậy, bi thảm và xót xa biết nhường nào. Tôi im lặng cúi đầu để tiễn đưa người nông dân đáng quý trọng ấy. Tang lễ của lão diễn ra đúng như lời dặn dò nhờ cậy của lão trước đó. Người ta vẫn tò mò bàn tán về cái chết của lão, có người thương xót cũng có người chẳng mấy để tâm. Nhìn ngôi mộ mới nhô lên nơi đồng không mông quạnh, chưa bao giờ tôi thấy lòng mình nặng nề đến thế.

Và rồi, thời gian qua đi, câu chuyện về cái chết kỳ lạ bất thình lình ấy cũng rơi vào im lặng. Nhưng mỗi lần thắp nén nhang tưởng niệm lão Hạc, tôi vẫn không ngăn được nỗi xót xa trong lòng. Tôi cầu mong người nông dân hiền lành, tốt đẹp ấy sống đã không được mấy ngày an nhàn hạnh phúc, khi mất đi rồi có thể có được khoảnh khắc an nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khánh Linh
01/11/2022 13:00:39
+4đ tặng

   Thời gian trôi qua mau, những năm tháng khổ cực ngày xưa đã lùi vào quá khứ. Vậy mà mỗi lần cô cháu gái 14 tuổi tò mò hỏi tôi câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa của nó là tôi lại không kìm được xúc động. Sáng nay, con bé vô tình hỏi tôi cảnh lão Hạc bán chó. Câu chuyện hôm ấy chợt hiện về trong trí nhớ.

     Thời ấy, người có học thức không nhiều nên mọi việc giấy tờ đều qua chỗ ông giáo cả. Nhà tôi với ông giáo là chỗ thân quen nên hay nhờ vả ông. Năm ấy, tôi mới 7 tuổi. Một hôm, thầy u bảo tôi sang nhờ ông viết một lá đơn xin cho chị tôi đi làm ở đâu đó. Tôi lon ton chạy đi, thầm nghĩ sẽ hỏi ông bài thơ mới học lén được hôm qua.

     Sang nhà ông giáo được một lúc, khi tôi đang chăm chú nghe ông giảng giải thì thấy lão Hạc từ phía ngõ đi vào. Tôi nhìn dáng đi của lão, chợt thấy thương lão vô cùng. Lão Hạc là một lão nông già nghèo khổ, vợ mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì không lấy được vợ đã bỏ làng đi đồn điền cao su. Lão hay đi làm thuê nhưng từ bận ốm nặng, tôi cũng ít thấy lão. Lão tiều tụy hẳn đi, thất thểu đi đến. Tôi biết lão và ông giáo rất hay trò chuyện nên chào hỏi rồi chạy xuống bếp với vợ ông giáo.

     Tôi lễ phép chào bà giáo rồi ngồi đó, vừa đăm chiêu suy nghĩ câu thơ vừa rồi vừa lắng nghe câu chuyện của hai người. Tôi nghe giọng lão Hạc thốt lên:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi? Tôi nghe tiếng ông giáo đáp lại

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

     Nghe đến đây tôi ngạc nhiên ghé mắt qua cánh cửa hơi khép, không tin được lão đã bán con Vàng. Lão coi nó như con ruột, làm sao có thể? Nhưng nhìn khuôn mặt lão, tôi chợt hiểu. Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt thì ầng ậng nước.

- Thế nó cho bắt à? Ông giáo vỗ vai lão và hỏi.

     Qua khe hở, tôi thấy mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Rôi lão hu hu khóc...

 - Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

     Giọng lão run run, không kiềm chế được mà hòa trong tiếng khóc. Bất giác, tôi cũng thấy lòng mình nặng trĩu. Mấy hôm trước, tôi còn thấy con Vàng quanh quẩn ở cửa nhà lão. Chắc chẳn lão khổ tâm lắm.

     Tiếng ông giáo lại vang lên cắt đứt suy nghĩ của tôi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

     Tiếng lão Hạc cất lên chua chát:

- Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng

     Hai người đối đáp qua lại, tôi nghe hiểu câu được câu không, chỉ thấy thương lão Hạc phải cô độc một mình.Mãi sau, tôi nghe tiếng ông giáo ôn tồn:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

     Sau đó, ông giáo và lão Hạc còn nói thêm chuyện gì đó nhưng tôi không theo dõi nữa. Trong đầu tôi chỉ băn khoăn, chua xót cho câu chuyện của lão Hạc. Lão đã già rồi mà vẫn phải sống trong đau khổ, lão vẫn chờ con trai trở về.

     Rồi bất ngờ, lão lựa chọn cách ra đi. Mãi tới luc ấy, tôi mới hiểu kiếp người khổ cực của lão và của biết bao người nông dân thời bấy giờ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc đã qua đi nhiều năm, song hình ảnh người nông dân giàu tình yêu thương, lòng tự trọng ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi.

Khánh Linh
chấm 5 điểm cho mình nha <<3
1
0
Bảo Yến
01/11/2022 13:00:49
+3đ tặng
Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã  “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử. Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng. Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc… chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt, vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,… Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghè

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo