a.
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là loại giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. Thế nhưng "Giấy đỏ buồn không thắm”, hẳn bởi vì đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng.
"Mực đọng trong nghiên sầu” - đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng
b.
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Lá vàng là đại diện cho một lớp người đã qua thuở vàng son, mà đây là ông đồ. Giấy trắng là nơi thể hiện những tài năng trí tuệ của bậc nho gia. Lá vàng rơi lẽ dĩ nhiên không thể nào gượng lại. Tiếc thay, nó lại rơi trên giấy trắng. Tông màu vàng ngả úa trên tờ giấy trắng là một phối cảnh đẹp nhưng buồn đến nao lòng.
Mưa bụi thì lạnh. Nhưng lòng người còn lạnh hơn. Mưa phủ nhòa tất cả. Nhòa cả giấy trắng, mưa bụi đã làm nhòa cả hình bóng ông Đồ. Cơn mưa của đất trời đủ sức kéo chiếc lá vàng lìa cành và cơn mưa của lòng người đủ sức kéo ông đồ một lần và mãi mãi ra khỏi cuộc đời vội vã ấy.
Hơn lúc nào hết ta nghe rõ nỗi niềm thương xót đến tê lạnh mà Vũ Đình Liên đang dành khóc riêng cho cái di tích tàn tạ đương thời - ông Đồ.
⟹ Hai câu thơ trên là câu thơ tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Lá vàng rơi gợi sự đơn độc, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⟹ Tâm trạng con người u buồn, đơn độc, tủi phận.