Trong Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt là qua đoạn trích trên, ta thấy được vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch, thể hiện rõ nhất qua lời phủ dụ ở Nghệ An. Lời phủ dụ được nói trong hoàn cảnh quân Thanh xâm lược nước ta, đã vào Thăng Long. Vua Quang Trung tiến quân ra Thăng Long, đến Nghệ An kén thêm lính, mở cuộc duyệt binh lớn, đọc lời phủ dụ. Nội dung lời phủ dụ được thể hiện ở năm khía cạnh. TRước hết là lời Khẳng định chủ quyền dân tộc, nền độc lập tự cường của quốc gia “đất nào sao ấy, phân biệt rõ ràng”. Lời phủ dụ còn nhằm vạch trần tội ác của phong kiến phương Bắc “cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”. Vua còn nhắc lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Ông nêu rõ dã tâm của bọn giặc Thanh khi “mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện”. Từ đó, vua đề ra quân lệnh nghiêm minh “Cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng công lớn, ăn ở hai lòng, phát giác ra, sẽ bị giết chết”