Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Hãy viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

<!--[if mso & !supportInlineShapes & supportFields]> SHAPE  \* MERGEFORMAT <!--[endif]--><!--[if mso & !supportInlineShapes & supportFields]--> <!--[endif]-->

3 trả lời
Hỏi chi tiết
6.337
27
20
Bảo Yến
02/11/2022 22:40:08
+5đ tặng
Đọc xong bài thơ "Ra vườn nhặt nắng " của Nguyễn Thế Hoàng Linh để lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc. Bài thơ với những hình ảnh, ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu. Mở đầu đó là hình ảnh người ông đi nhặt nắng vào một buổi chiều. Hình ảnh người ông thơ thẩn, thẩn thơ ở ngoài vườn. Người ông hiện lên chúng ta được biết qua câu thơ " ông không còn trí nhớ, có thể bây giờ ông không còn nhớ về mọi người, nhớ về những ký ức đẹp. Tuổi già khiến ông mất đi những gì đã là ký ức, là kỉ niệm nhưng thay vào đó chính là tình yêu của ông. Tình yêu của ông với thiên nhiên, với cuộc sống, với những đứa cháu của mình. Nhân vật bé xuống hiện với hành động nhặt chiếc lá và che lên vệt nắng. Hình ảnh nắng vàng trải dài khắp vườn.  Ông nhặt đến gần và nhặt lên chiếc nắng qua chiếc lá. Đó cũng là lúc sắp bước sang thu. Ánh nắng vừa đủ, nhẹ nhàng, dịu dàng và tỏa khắp sân. Đây là một bài thơ thiếu nhi rất nhẹ nhàng và tình cảm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
1
khang voleyball
16/03/2023 06:52:53
Bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh là dòng cảm xúc trong trẻo, xúc động với mỗi người. Với lớp ngôn từ giản dị, tác giả đã gửi gắm vào trong lời thơ tình yêu thương và sự gần gũi với bạn đọc. Khugn cảnh bài thơ gắn liền với hình ảnh người ông trong buổi chiều. Hình ảnh ông trong cái nhìn của cháu là một người đã già và "ông không còn trí nhớ". Tuổi già đã làm mất đi ở ông những kí ức và biết bao kỉ niệm. Song cháu vẫn thấy ở ông tình cảm gần gũi, tình yêu và sự gắn với thiene nhiên và cuộc sống. Ông "nhặt nắng", hành động ấy được tái hiện qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và đã thành công làm rõ hình ảnh ông cặm cụi. Dường như, ông đã hòa vào cái trong trẻo của thiên nhiên. Nắng vàng vì thế mà cũng như có hình, có ảnh. Góp phần đan cài vào cái nắng của đất trời là hành động nhặt lá của cháu. Cháu dùng là che đi ánh nắng, vệt nắng. Hành động đầy ngây thơ của cháu đã góp phần làm bức tranh ra vườn nhặt nắng trở thành kỉ niệm lưu giữ cái đẹp và trong trẻo của tuổi thơ. 
ʚbthy Hlamɞ Hl
này hayy nè . đầy đủ cảm xúc , hình ảnh
6
1
Thảo Vũ
03/04/2023 18:37:18
Trong những bài thơ, hình tượng của nhân vật tác giả thể hiện đều liên hệ trực tiếp tới nội dung tác phẩm. Thông qua những hình ảnh, âm thanh hay mùi hương quen thuộc, người ta có thể bày tỏ tình cảm của mình tới hiện thực. Trong bài thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, hình ảnh nhân vật người ông xuất hiện trong cả bài thơ, cũng nói về một tuổi thơ gắn với hình ảnh người ông của tác giả. Ra vườn nhặt nắng là một "hành động" được coi là phi thực tế. Đầu tiên, bởi nắng không phải là thực thể, con người không thể chạm tới được. Ra vườn nhặt nắng là một chuỗi hành động kế tiếp nhau, có tính liên kết với nhau. Dùng nó làm nhan đề một bài thơ quả thực rất thú vị. Người ông được tác giả miêu tả xuất hiện ngay sau chuỗi hành động ra vườn nhặt nắng ở nhan đề. Khung cảnh một buổi chiều ngày hè nắng vàng rực rỡ, người ông thong thả ra vườn, nhặt từng mảnh mùa hạ. Không hiểu vì nguyên nhân gì đó, hành động này được lặp lại cả buổi chiều. Tha thẩn là tính từ, thể hiện sự từ tốn, nhưng cũng thể hiện sự không để tâm vào việc mình đang làm. Vậy lý do gì khiến ông trong buổi chiều ấy không nghỉ ngơi, mà lại ra vườn nhặt nắng? Trong hai câu thơ âu của khổ 1, tác giả đã đưa ra lý do của hành động đó. "Ông không còn trí nhớ./ Ông chỉ còn tình yêu." Ta có thể lý giải rằng, người ông tuổi đã cao, trí nhớ không còn tốt như xưa nữa. Người già tính tình cũng rất giống trẻ con, thay đổi thất thường. Không hiểu được ông ra vườn để làm gì cả. Chính vì vậy, tác giả lại càng làm nổi bật lên hình ảnh người ông với đầy ắp tình yêu thương. Gia tài của ông còn lại chỉ có một một tình yêu với các cháu, với thiên nhiên, với người bạn già và cả ánh nắng rực rỡ ngày hạ. Hình ảnh của nhân vật thứ hai xuất hiện. Đó chính là người cháu của ông, một cậu bé dễ thương và cũng vô cùng tinh tế. Để không làm phiền ông, cậu bé “khẽ” mang chiếc lá đặt vào trong nắng. Dường như, tình cảm của người cháu cũng đầy ắp, phủ kín của chiếc lá vàng. Sau đó, tình cảm đó cũng được ông cầm lên. Vậy là, nhờ tình cảm của hai người, mùa hạ nắng gắt lui đi, để lại mùa thu mát mẻ. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhất là chiếc lá và những vạt nắng cuối hạ. Chúng góp phần làm cho tình ông cháu thêm sâu sắc, cũng khiến cho tuyến tình cảm trong bài được bộ lộ càng rõ ràng. Câu văn được sử dụng rất giản dị, quen thuộc và gần gũi với độc giả. Chiếc lá, chiếc nắng được tác giả miêu tả rất khéo. Dường như, nhờ tình yêu thương của hai ông cháu, ánh nắng ấy cũng hóa thành thực thể.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo