Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Vũ Nương trong quan hệ với chồng và mẹ chồng bằng 2 đoạn văn

trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của vũ nương trong quan hệ với chồng và mẹ chồng bằng 2 đoạn văn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
92
0
0
NEON BAKA
03/11/2022 20:10:48
+5đ tặng

Chúng ta ai cũng biết hoặc đã từng nghe câu “Ở hiền gặp lành”, cứ sống tốt sẽ sớm có được những điều tốt đẹp. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy. Có rất nhiều người dù họ có ngoại hình, có nhân phẩm nhưng cuối cùng cuộc sống của họ gặp phải nhiều đau khổ, thậm chí là phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Tấm gương tiêu biểu cho số phận hẩm hiu mà ta không thể không nhắc đến chính là Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ là một tác phẩm văn học tiêu biểu của giai đoạn văn học trung đại nói về người con gái xinh đẹp, đầy đủ công dung ngôn hạnh nhưng số phận hẩm hiu phải tự mình tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Ở Vũ Nương, hội tụ nhiều vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ khiến con người ta phải suy ngẫm.

Vũ Nương hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Dữ trước hết là người phụ nữ xinh đẹp, hiền dịu nết na, đầy đủ công dung ngôn hạnh. Nguyễn Dữ khắc họa Vũ Nương là người con gái xinh đẹp có tiếng ở vùng mà nhiều chàng trai ước ao, khao khát có được. Tuy nhiên, người phụ nữ trong xã hội bấy giờ không được tự mình lựa chọn số phận, tất cả do cha mẹ sắp đặt. Nàng đành an phận nghe theo, người nàng gả cho là Trương Sinh, chàng trai giàu có nhưng ít học và có tính đa nghi. Hiểu được tính chồng và chấp nhận số phận của mình, Vũ Nương luôn cố gắng hoàn thành thật tốt bổn phận một người vợ hiền, một nàng dâu thảo, giữ cho gia đình luôn hòa thuận, hạnh phúc.

Vũ Nương cũng là người hết mực yêu thương gia đình. Những ngày tháng làm dâu, nàng luôn hiếu thuận với cha mẹ. Từ khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ chồng, lo toan ma chay tươm tất cho cha mẹ khi họ qua đời với tấm lòng chân thành nhất của mình.

Bên cạnh đó, nàng còn là một người vợ chung thủy, khao khát có được hạnh phúc gia đình. Trong suốt quãng thời gian vợ chồng chia cắt, nàng luôn đau đáu mong chồng trở về lành lặn, bình an để gia đình đoàn tụ. Vì nhớ thương chồng, nàng đã trỏ bóng mình trên tường và bảo đó là chồng mình để an ủi con trai, để nó cảm nhận được tình cảm gia đình. Có thể nói tấm lòng mà Vũ Nương dành cho gia đình thật đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Vẻ đẹp nhân cách của nàng còn được thể hiện rõ nét qua lúc bị Trương Sinh nghi oan cho mình. Nàng kiên nhẫn giải thích dù cho không được lắng nghe. Khi biết mình không thể cứu vớt được gia đình này, được cuộc hôn nhân này, nàng đành cam chịu bị đuổi đi mà không một lời than oán. Khi biết danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm phạm nặng nề, nàng đành tìm đến cái chết để giải oan cho mình, kết thúc số phận ở nhân gian của một người con gái xinh đẹp, có nhân cách cao thượng. Đến đây ta không khỏi xót xa trước những khó khăn, đau khổ mà nàng phải trải qua và tiếc thương cho một số phận hẩm hiu.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng nhân vật Vũ Nương nói riêng và Chuyện người con gái Nam Xương nói chung vẫn gây ám ảnh nhiều thế hệ bạn đọc và để lạ nhiều giá trị nhân văn cao đẹp. Mãi đến sau này, chúng ta vẫn không ngừng yêu quý, cảm mến người con gái xinh đẹp, đạo đức nhưng bất hạnh đó và lấy đó làm bài học sâu sắc cho chính bản thân mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
trần hương lan
03/11/2022 20:18:41
+4đ tặng

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ cũ. Hình ảnh người con gái Vũ Nương phải gieo mình xuống dòng sông Nhị Hà để chứng minh sự trong trắng trinh bạch của mình, khi bị chồng nghi oan, khiến cho người đọc vô cùng cảm động, rơi nước mắt xót xa.

Vũ Nương vốn là người con gái thùy mị, đoan trang nhưng do tính đa nghi của người chồng. Do xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, coi trọng tiếng nói, uy quyền của người đàn ông hơn phụ nữ đã khiến cho nàng phải chết oan khuất như vậy. Thông qua tác phẩm của mình tác giả Nguyễn Dữ muốn bày tỏ niềm xót xa với những người phụ nữ thời xưa, thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả.

Vũ Nương tên cha mẹ đặt cho nàng là Vũ Thị Thiết, vốn là người con gái nết na, xinh đẹp, khéo tay được nhiều chàng trai để ý thầm thương trộm nhớ. Nhưng năm nàng tròn đôi chín, có chàng trai tên Trương Sinh, gia cảnh neo đơn, nhà chỉ có một mẹ một con đến xin hỏi cưới làm vợ với giá một trăm lạng vàng.

Chính trong phong tục cưới vợ ngày xưa đã cho thấy người phụ nữ không hề có quyền quyết định vận mệnh tương lai, hạnh phúc của mình. Nàng tuy là một con người có suy nghĩ, tính cách của riêng mình nhưng chuyện cưới hỏi, chuyện hạnh phúc trăm năm nàng lại phải nghe lời cha mẹ hai bên. Nàng được hỏi cưới với giá một trăm lạng vàng chẳng khác nào được bán với một trăm lạng vàng.

Từ ngày về làm dâu, làm vợ Trương Sinh, Vũ Nương luôn hiếu thuận với mẹ chồng, là người vợ hiền dâu thảo, không để gia đình chồng chê trách điều gì. Nàng luôn chu đáo lo toan trong ngoài. Từ xưa tới nay những người con dâu như nàng thật hiếm thấy. Nàng và Trương Sinh cũng tâm đầu ý hợp không bao giờ xảy ra to tiếng, cãi vã bất hòa bởi Vũ Nương luôn coi lời chồng và mẹ chồng là quan trọng nhất. Với đức tính ngoan hiền, dịu dàng, thùy mị nết na của mình Vũ Nương luôn giữ gìn gia đình của mình hạnh phúc ấm êm.

Những hạnh phúc ngắn ngủi, Trương Sinh phải gia nhập quân ngũ đi đánh giặc ngoài chiến trường, khi mà Vũ Nương vừa luôn giữ trọn đạo vợ hiền, dâu thảo, nàng chăm sóc mẹ chồng, giữ gìn đức hạnh mới mang thai. Dù xa chồng nhưng Vũ Nương chờ chồng, thủy chung trước sau như một. Không một chút tà tâm, hay có lòng dạ không chung thủy, yếu lòng với ai đó. Nhưng chẳng bao lâu khi Trương Sinh đi xa, mẹ chồng của nàng ốm bệnh, dù đã cố gắng chạy chữa thuốc thang nhưng bà không qua khỏi mà mất đi, bỏ lại Vũ Nương một mình với đứa con nhỏ.

Hai mẹ con nuôi nhau sống qua ngày, chờ ngày Trương Sinh trở về. Nhiều đêm buồn nhớ chồng Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên tường nói với con trai đó chính là ba con đó. Thằng bé ngây thơ tưởng thật. Nó đâu biết rằng đó chỉ là cái bóng của mẹ nó mà thôi.

Chiến tranh kết thúc ngày Trương Sinh trở về nhà, Vũ Nương vui mừng khôn xiết, những tưởng năm tháng chờ chồng nuôi con một mình đã được báo đáp. Nhưng sóng gió đã ập đến với nàng một cách không ngờ. Khi về tới nhà nghe tin mẹ mất Trương Sinh đau xót vô cùng, anh chàng liền bế con trai của mình đi ra mộ mẹ thắp hương cho mẹ yên lòng. Nhưng thằng bé cứ khóc mãi không chịu nín nó nhất định không chịu nhận Trương Sinh là cha. Nó bảo cha nó tối nào cũng tới.

Trương Sinh nóng tính, hay ghen, lại quá đa nghi nên vội vã tin lời con trẻ, không cho vợ được giải thích mà đùng đùng nổi giận đuổi vợ ra khỏi nhà. Quá đau đớn vì không thể thanh minh sự trong sạch của mình nên Vũ Nương đã nhảy xuống sông Nhị Hà tự vẫn. Trước nỗi oan khuất quá lớn Vũ Nương không thể nào sống tiếp trên cõi đời này được nữa.

Người con gái tên Vũ Nương đó đã phải chết trong oan khuất, tủi hờn như vậy. Nhưng do phẩm giá cao quý và đức hạnh của nàng đã làm trời đất cảm động. Cuối cùng thì nàng cũng được giải oan, khi mà Trương Sinh trong một đêm không ngủ ngồi soi bóng mình trên tường thì con trai anh nhìn thấy nó vui mừng nói lớn "Cha con đó". Trương Sinh biết mình đã nghi oan cho vợ nhưng hối hận thì đã muộn màng. Còn Vũ Nương sau khi chết được cứu giúp rồi được lập đàn siêu thoát bay về trời làm tiên nữa, thoát kiếp con người khổ đau bất hạnh.

Chuyện người con gái Nam Xương nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến, người đàn ông luôn cậy quyền lực mà đàn áp người phụ nữ khiến cho nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi, oan khuất. Nhân vật Vũ Nương là người con gái hiền dịu nết na, là tấm gương cho nhiều nhiều phụ nữ noi theo. Cô là người đức hạnh, hiền thục rất tiếc rằng cuộc đời lại không cho cô gặp được một người chồng tốt, không cho cô được quyết định hạnh phúc của đời mình.

0
0
Mai
03/11/2022 21:36:28
+3đ tặng
Có những thứ bị băng hoại bởi lớp bụi của thời gian nhưng cũng có những thứ dù cho bao năm tháng trôi đi vẫn giữ nguyên giá trị và ngày càng tỏa sáng như một viên ngọc quý. ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của tác giả Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm luôn sống mãi trong lòng người đọc. Đặc biệt,nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc khó phai trong lòng người đọc là Vũ Nương-một người phụ nữ vẹn toàn,chung thủy,hiếu thảo.
Vũ Nương là người vợ chung thủy,son sắt. Nàng là một người con gái đẹp người đẹp nết,tư dung tốt đẹp,tính tình thùy mị nết na nhưng lấy phải Trương Sinh-một người đàn ông vô học,gia trưởng. Biết chồng là người đa nghi, với vợ phòng ngừa hết mức nên Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép,không để vợ chồng xảy ra thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ân cần tiễn dặn: ''Chàng đi chuyến này không mong được mặc áo gấm phong hầu, chỉ mong ngày về mang được hai chữ bình yên''. Nàng cỗ vũ, khích lệ tinh thần cho chồng để chồng yên tâm đi chinh chiến mà quên mất những khó khăn mà mình sắp phải đối mặt khi xa chồng. Ở nhà, nàng luôn nhớ về người chồng nơi biên ải. Mỗi khi bưỡm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi chân trời góc bể không thể nào đong đếm được. Nàng trỏ bóng mình trên vách để khẳng định tình cảm vợ chồng son sắt như hình với bóng, xa mặt nhưng không cách lòng. 
Không chỉ là một người vợ thủy chung mà đối với mẹ chồng, Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Xưa nay, quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu trong xã hội luôn xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột. Nhưng mối quan hệ giữa Vũ Nương và mẹ chồng lại hoàn toàn khác, hai mẹ con chung sống rất hòa thuận và yêu thương nhau, không xảy ra điều tiếng gì. Vì quá nhớ con mà người mẹ lâm bệnh nặng. Vũ Nương hết lòng chăm sóc,thuốc thang, dùng lời ngon ngọt để khuyên lơn, lễ bái thần phật để mong mẹ nhanh chóng khỏi bệnh. Thế nhưng, người mẹ qua đời, nàng phàm việc ma chay tế lễ chu đáo như cha mẹ đẻ mình. Lời trăn trối của người mẹ trước lúc lâm chung như một sự ghi nhận tấm lòng và công lao của nàng. Nàng đã thay chồng làm trọn đạo làm con,làm dâu,thay chồng báo hiếu cho mẹ. 
*Bài này do mình tự viết, bạn có thể tham khảo. Viết bằng nỗi buồn khi thất bại ở kì thi hsg lần này. Viết muốn khóc luôn é

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư