Tục ngữ có câu đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ muốn nói rằng chỉ có ra ngoài xã hội mở rộng tầm mắt trước sự đa dạng của cuộc sống thì mới có thể trởthành con người hiểu biết và có cách sống đúng đắn. Điều đó thể hiện rất sắc nét trong hành trình trải nghiệm của Dế Mèn nhân vật loài vật trong Dế Mèn phiêu lưu ký”. Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong mô tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, côn trùng. Nói đến thế giới nhân vật trong văn của ông không ai là không biết đến Dế Mèn. Hình ảnh nhân vật Dế Mèn đã soi rọi cho chúng ta nỗi khát vọng ước mơ và hành động trong cuộc sống.Giới thiệu chân dung Dế Mèn: Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Dế Mèn hiện lên qua lời tự thuật về mình một cách hồn nhiên: Tôi ăn uống điều độ..làm việc có chừng mực...tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng.” Đôi càng thì mẫm bóng”, những cái vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt” có kém gì nhát dao mỗi khi mèn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt đã co cẳng lên, đạp phành phạch” vào các ngọn cỏ làm cho ngọn cỏ gãy rạp. Đôi cánh trở thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi”. Mèn mà vũ lên thì nghe tiếng phành phạch giòn giã”. Mèn rất oai vệ kiểu cách và đẹp mã khi chú ta đi bách bộ thì rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được và ưa nhìn”. Đầu Mèn thì nổi từng mảng rất bướng”. Hai cánh răng thì đen nhánh”, nhai ngoàm ngoạp” như hai cái lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻrất đỗi hùng dũng”. Điệu bộvừa trịnh trọng” vừa khoan thai” khi Mèn vuốt râu. Những tính từ chỉ tính chất màu sắc những hành động gợi tả, những từ láy, so sánh...được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tảđược ngoại hình, vừa tả được tâm tính của Dế Mèn. Một chú Dế cường tráng, bướng bỉnh, điệu bộ rất trịnh trọng và kiểu cách tựý thức về mình một cách kiêu hùng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹvới Dế Mèn.Dế Mèn tự nói lên tính cách xấu của mình: Bước vào đời, Mèn tựhào vềđôi càng, những chiếc vuốt, vềcái đầu to, vềcái răng, cái râu.. của mình nên chú ta đi đứng oai vệlắm, làm điệu nhún nhảy, rung lên rung xuống hai chiếc râu...Mèn tựxem mình, kiểu cách mình là Con nhà võ”, tợn lắm”, coi thường bất cứai. Lúc thì chú ta cà khịa”, lúc thì to tiếng”. Tựcho mình là giỏi”, tài ba”. Người ta nhịn”, người ta nể” nhưng Mèn lại lầm tưởng mình là tay ghê gớm, có thểsắp đứng đầu thiên hạ”. Mèn đá anh Gọng vó một cái, quát mấy chịcào Cào có khuôn mặt trái xoan, trêu chịCào Cào, tuy sợnhưng đã đưa mắt lên nhìn trộm. Cái hay của đoạn văn là Mèn tựnói lên tính xấu của mình, cái ngông nghênh thói hung hăng của một thanh niên mới lớn. Mèn rất trung thực. Sau này khi đã trưởng thành, khi đã đi chu du thiên hạ, học được nhiều điều khôn, điều hay, Mèn rất ân hận vềnhững hành động ngu dại và nông nổi của mình.Bài học đường đời đầu tiên: Bước vào đời, Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng đã dám vuốt râu cọp”, coi thường DếChoắt. Dưới con mắt DếMèn, DếChoắt hiện ra với hình dáng yếu ớt, xấu xí gầy lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện”, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, hôi như cú mèo. Chê DếChoắt có lớn mà không có khôn, lười nhác, ngu dốt. DếMèn dám trêu chọc chịCốc, với thái độngông cuồng xấc xược, ngạo mạn. Mèn cất tiếng hát véo von: Cái cò cái Vạc, cái Nông...ăn” làm cho chịCốc trợn tròn mắt, giương cánh lên”. Trước phản ứng của chịCốc, Mèn biết sợchui tọt ngay
vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữngũ”. Sợnhưng chú vẫn tỏvẻ” thách thức thầm ...mày ghè vỡđầu mày ra không chui nổi vào tổtao đâu !”. Mèn đâu biết cái trò ngu dại của mình mà gây nên tai họa cho ng láng giềng gầy gò tội nghiệp. DếMèn đã biết hối hận vềviệc làm sai trái của mình. DếChoắt đã bịchịCốc mổcho quẹo xương sống, lăn ra, kêu váng”. Mèn ân hận vềcái chết thê thảm của Choắt là do cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đưa xác Choắt chôn vào một vùng cỏum tùm, đắp thành nấm mộto. Lời trăng trối của Choắt mãi là bài học đường đời cho Mèn và cho mọi người: ...Ởđời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạvào mình đấy!”. DếMèn sau khi gâyra cái chết thảm thương của DếChoắt chú trởvềvới cái tính tựđắc, tựmãn khi được bọn trẻtâng xưng. Đểrồi chính anh Xến tóc đã dạy” chàng bài học nhớđời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu đểmãi vềsau trọc trơn lông lốc”.So sánh: Tôi có nhớchủtịch Hội Nhà văn Hà Nội có một so sánh ít ai nghĩ đến: "Năm 1941, ngẫu nhiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hai nhân vật: DếMèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao”. Không dĩ nhiên mà người ta nói vậy. Sựthật là Chí Phèo nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao dần mất đi lương thiện, con người anh bịlưu manh hóa do xã hội đưa đẩy. Còn DếMèn trong Tô Hoài lại hướng đến cái lương thiện, ý thức làm người dần thức tỉnh khi DếMèn trải qua một cuộc bểdâu, phiêu lưu của mình trong xã hội. Sựthức tỉnh theo hướng tích cực đó đã làm cho nhân vật DếMèn này được nhiều độc giảbiết đến.Đó cũng là thành công trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài.Nghệthuật: Cùng với vốn sống phong phú, tài quan sát sắc sảo, Dếmèn phiêu lưu ký lôi cuốn người đọc bởi nghệthuật sửdụng ngôn từtrong miêu tảvà cách kểchuyện. Giọng kểchuyện luôn luôn thay đổi, có lúc duyên dáng hóm hỉnh, có lúc châm biếm,
nhạo báng sâu cay, có chỗlà ngòi bút trữtình đằm thắm. Câu chuyện được kểởngôi thứnhất, DếMèn tựkểvềnhữngchuyến phiêu lưu qua thếgiới loài người và thếgiới loài vật. Ởngôi này, người trần thuật có điều kiện bộc lộmột cách tựnhiên những suy nghĩ, tâm trạng của mình. Tô Hoài đã tạo ra một hệthống ngôn ngữgiàu có và sáng tạo độc đáo. Ông đã sửdụng thànhcông những đại từxưng hô đểgọi các nhân vật của mình. Cách dùng các đại từđã góp phần tích cực vào việc khắc họa nhân vật đặc biệt là nhân vật DếMèn. Tô Hoài đã từng tâm sự"Viết đồng thoại DếMèn phiêu lưu ký, tôi không biết phân tích nội dung cũng như cách viết thểloại như bây giờ. Tôi chỉviết thực tếquanh tôi và tư tưởng lớp thanh niên như tôi. Mọi nhận xét và thói quen cũng như phong tục của con người, tôi đều đem dùng cho việc xây dựng nhân vật".Thông qua nghệ thuật miêu tảtâm lí nhân vật DếMèn, Tô Hoài đã nói lên bài học vềsựkhao khát sống tựdo, độc lập, tinh thần lao động để sống không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn hối hận vềnhững khuyết điểm của mình, đó là những bài học sâu sắc thấm thía được Tô Hoài tế nhị đưa vào dưới hình thức tựbạch hồi kí của chú DếMèn đáng yêu. Chính bởi vậy mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng DếMèn phiêu lưu ký truyền tải được xúc cảm tâm hồn nhân loại ởtâm lý tuổi thơ và tính hướng thiện.”