Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, chị Cúc tham gia hoạt động phong trào trong xã như thanh niên, phụ nữ và làm công tác dân vận. Người dẫn dắt chị đến với cách mạng chính là người anh trai, cụ Trần Bình Tích, một lão thành cách mạng, nguyên là Bí thư Huyện ủy huyện Ân Thi. Những ngày tháng đó, Ân Thi là một huyện “nóng” của tỉnh Hưng Yên, nên quân địch đóng bốt và lập căn cứ vùng tề ở hầu hết các xã trọng điểm. Chúng bắt nhân dân phải quy hàng để phục dịch cho bộ máy cai trị của chúng. Thực hiện đường lối của TW, Đảng bộ huyện Ân Thi đã chủ trương phá tề, tiêu diệt bọn phản động và những tên đầu sỏ có nhiều nợ máu với nhân dân.
Ngày ấy, vốn là một cô thôn nữ xinh đẹp, nhưng để thực hiện thành công nhiệm vụ của một chiến sĩ điệp báo, chị Cúc phải giả dạng làm người buôn bán để thu thập những tin tức của địch. Nhưng địa điểm mà chị thường xuyên lui tới là bốt Cảnh Lâm, nơi trú ngụ của những tên quan Pháp. Sự thông minh và xinh đẹp của Bùi Thị Cúc đã khiến tên Nguyễn Doãn Nhi, một trong những tên đầu sỏ ở đây, hạ quyết tâm bằng mọi cách sẽ lấy bằng được chị làm vợ. Lúc này dù đã có người yêu, nhưng vì nhiệm vụ cấp trên giao, chị đành nén tình riêng để thực hiện kế hoạch “mỹ nhân kế” đối với quân địch.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện, ngày 15/5/1950, một kế hoạch do Tổ chức Công an vạch ra, mời tên Nhi xuống nhà chị Cúc chơi bàn công việc cưới hỏi. Kế hoạch được lập rất chi tiết. Lực lượng của ta được bố trí sẵn ở ngay trong nhà chị Cúc, đợi tên Nhi đến là ra tay tiêu diệt. Một số cơ sở tin cậy lúc đó tham gia kế hoạch, có cụ Ba (chú ruột chị Cúc), anh Đệ (người yêu chị Cúc) và anh Mỡ (một cán bộ công an đang ẩn sẵn dưới hầm sau nhà). Chờ lúc cụ Ba sang hàng xóm xin chè, đang nói chuyện, bất ngờ anh Đệ ôm ghì lấy tên Nhi, còn anh Mỡ từ phía sau lao lên đoạt khẩu súng. Vốn to khỏe, nên tuy bị thương nặng, tên Nhi vẫn vùng khỏi tay hai anh và cố cùng chạy ra cổng nhưng bị cụ Ba ngăn lại. Liền sau đó, anh Đệ và anh Mỡ kịp thời túm được và kết liễu đời hắn.
Bị mất tên quan ba, bọn giặc điên cuồng tàn sát những người dân vô tội, Chúng cho lùa hết dân làng Vân Mạc về giam dưới hầm, không cho ăn uống, khiến mọi người đều đói lả. Một tên chỉ điểm đã khai nơi lẩn trốn của chị Cúc nên bọn giặc bắt được chị. Chúng tra tấn dã man bằng cách dùng dao rạch lên mình chị từng vết theo hình quả trám.Trong số những người bị giặc bắt, ngoài 40 người dân vô tội, còn có 7 cán bộ cách mạng là nòng cốt trong phong trào ở Hưng Yên. Không để cho những người tham gia phong trào bị thảm sát, chị Cúc đã tự nhận mình là người đã giết chết tên Nhi.
Cho đến bây giờ, dù đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng ngày 18/5/1950 đã trở thành ngày không thể quên đối với những người dân làng Vân Mạc. Không khai thác được gì từ chị Cúc, dù đã dùng mọi cực hình tra tấn tàn độc, bọn giặc quyết định mang chị đi hành hình.
Giữa phiên chợ Cảnh Lâm, chúng đào một chiếc hố sâu 2 mét, đóng 2 chiếc cọc, sau đó giăng hai tay, hai chân chị vào cọc, rồi dùng dao cứa dọc, cứa ngang các bắp thịt, cắt hai đầu vú chị. Chúng tra tấn chị một cách man rợ trước hàng ngàn người để khủng bố tinh thần của người dân.
Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ Bùi Thị Cúc đã được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”. Năm 1953, Bác Hồ đã mời thân mẫu chị sang Liên Xô thăm hỏi và gặp gỡ mẹ của Anh hùng liệt sĩ Dôi-a, một nữ anh hùng cũng đã dũng cảm hy sinh trong chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Bè bạn thế giới trân trọng tấm gương hy sinh anh dũng, đã gọi chị Bùi Thị Cúc là người con gái Việt Nam vinh quang. Bài hát “Liên Xô có Dôi-a, Việt Nam có Bùi Thị Cúc” cũng ra đời từ đó.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |