Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cố nhà văn hiện thực Nam Cao là một nhà văn lớn của những người nông dân nước ta. Đặc biệt, trong thời kỳ trước khi cách mạng tháng tám xảy ra. Nhà văn Nam Cao đã nhận thấy được những đức tính tốt đẹp, vẻ cao quý trong tâm hồn của người nông dân lao động – Nhân vật lão Hạc chính là một người nông dân như vậy, mang lại nhiều xúc động cho người đọc. Thông qua nhân vật lão Hạc của mình nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm tinh thần nhân văn, tiến bộ của mình vào trong đó.
Nhân vật lão Hạc cũng như những người nông dân của nước ta luôn phải đối mặt với sự nghèo khó túng quẫn. Cái chết của ông chính là một lời tố cáo xã hội tăm tối thời đó. Lão Hạc có hoàn cảnh vô cùng cô đơn. Vợ của lão Hạc chết khi con trai của lão còn nhỏ. Lão sống cô đơn nuôi con trai của mình khôn lớn, trưởng thành không bước đi thêm bước nữa. Con trai lão Hạc khi lớn lên phẫn uất vì cảnh nghèo khổ nên đã bỏ đi làm phu cho đồn điền cao su một nơi bóc lột tàn nhẫn. Lão Hạc sống lủi thủi một mình chỉ có con chó Vàng là người thân, người tâm sự bầu bạn duy nhất của mình. Con chó Vàng là món quà mà con trai lão mang về nhà trước khi nó lên đường đi làm ăn xa. Ngày ngày lão đi làm thuê cho người ta kiếm miếng ăn, nhưng cuộc sống ngày càng nghèo khổ nên lão phải bán con chó đi. Lão bán chó mà như chị Dậu đau lòng bán con của mình vậy, bởi con chó chính là người thân duy nhất của lão lúc này. Những giọt nước mắt của lão chảy ra khuôn mặt khắc khổ được Nam Cao miêu tả khá chi tiết thể hiện sự nỗi đau vật vã trong lòng lão Hạc sau khi bán chó.
Sự nghèo khổ luôn bủa vây xung quanh cuộc sống của lão Hạc. Ban đầu lão còn ăn củ khoai, củ sắn sống qua ngày. Nhưng rồi khoai, sắn, cũng chẳng còn lão ăn củ chuối, củ mài, ăn những gì có thể ăn được. Rồi cũng chẳng còn gì để nuôi sống lão nữa, nên lão muốn tự giải thoát mình. Không thể nào sống tiếp như vậy lão Hạc nghĩ tới việc tự mình tìm tới cái chết để kết thúc kiếp người cơ cực này. Nghĩ vậy nên lão Hạc đã đi xin bả chó về để tự vẫn. Cái chết của lão Hạc gây một nỗi xót xa đau đớn cho người đọc, bởi đó là một cái chết vô cùng khổ cực, lão chết xấu xí, và khó coi khi ăn bả chó vào thì người lão Hạc lên cơn co giật, rồi sùi bọt mép. Một cái chết khiến cho chúng ta không chỉ xót xa mà cảm thấy vô cùng đau đớn. Chính cảnh đói nghèo, cùng cực, một xã hội tàn nhẫn bất lương đã làm cho lão Hạc phải tự mình tìm tới cái chết bất hạnh như vậy.
Lão Hạc không chỉ là người nông dân nghèo khổ, mà lão là một người nông dân lương thiện, và là một người cha thương con. Lão có thể ăn mọi thứ để sống, sẵn sàng tìm tới cái chết để giải thoát cho mình. Nhưng lão nhất quyết không bán mảnh vườn của mình để lấy tiền sống tiếp. Lão Hạc muốn giữ mảnh vườn của mình cho con trai lão lấy vợ, để con trai lão có cái mà sinh sống. Dù nghèo khổ nhưng lão không lúc nào không nghĩ tới con trai của mình. Lão làm tất cả chỉ muốn bảo vệ mảnh vườn mà thôi.
Lão Hạc cũng là người nông dân trọng thể diện và nghĩa khí, trước khi chết lão mang số tiền bán chó, tiền dành dụm được gửi ông giáo nhờ ông giáo làm ma cho minh nếu mình chết. Rồi lão cũng gửi lại giấy tờ nhà đất để ông giáo đưa lại cho con lão. Một người nông dân dù tới đường cùng vẫn luôn giữ được nhân phẩm, đạo đức của mình thật đáng kính phục biết bao.
Nhân vật Lão Hạc được nhà văn Nam Cao miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật vô cùng giản dị, nhưng lại phác họa được nội tâm cũng như tính cách của nhân vật. Thông qua những câu văn của mình Nam Cao khiến cho người đọc hiểu hơn về những người nông dân lao động trong chế độ xưa, dù ở hoàn cảnh nào họ cũng có những cái đáng quý đáng trân trọng khiến chúng ta phải nể trọng, thán phục.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |