Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện trong đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ........Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Nhận xét cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện trong đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
..................
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
476
2
0
Phương Yến
23/11/2022 10:23:53
+5đ tặng
Có những bài thơ đã sống cuộc đời đầy thăng trầm và cũng khá truân chuyên nhưng cuối cùng vẫn định hình trong lòng độc giả và khẳng định giá trị đích thực của mình trong thơ ca. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ được nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến bởi đó là một tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của một thời anh hùng rực lửa không thể nào quên.

Ở đây có sự gặp gỡ giữa hồn thi nhân, nhân vật trữ tình trong tác phẩm, cái thời anh hùng rực lửa giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và chiến trường miền tây dữ dội, ác liệt nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Cả bốn yếu tố trên dường như đã hội tụ mãnh liệt và da diết trong nỗi nhớ của Quang Dũng để trào ra cảm hứng lãng mạn và bật lên tinh thần bi tráng trong cái phút “xuất thần” sinh ra “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” Tây Tiến.

Quang Dũng là một hồn thơ hào hoa và lãng mạn. Lính Tây Tiến cũng là những con người như thế, phần lớn là người Hà Nội, mang đậm chất hào hoa, lãng mạn của những chàng trai kinh thành. Khung cảnh chiến trường Tây Tiến dữ dội, ác liệt nhưng rất thơ mộng, trữ tình. Cuộc Tây Tiến đánh giặc của họ lại càng đẹp theo phong vị lãng mạn của những tráng sĩ “vung gươm ra sa trường” thời ấy. Hồn thơ lãng mạn Quang Dũng đã gặp một mảnh đất thơ “lãng mạn”, được một “bầu trời thơ” lãng mạn bao quanh làm sao có thể không trào ra cảm hứng lãng mạn bay bổng trong bài thơ này ?

Tinh thần bi tráng do đâu mà có ? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây nhiều tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân… Đó là cái bi, là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Đó là nhờ cái “tráng” rất khỏe của thi sĩ đã át được, thắng được cái “bi”. Cái “tráng” này là của Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ như ông thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng “thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “một ra đi là không trở về” như hình mẫu những tráng sĩ anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp. Cái “tráng” lại được luồng gió yêu nước của thời anh hùng rực lửa của thời bấy giờ thổi vào nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là “bài thơ này đã được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh” để cho cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Như vậy, cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ và tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.
 

Cảm hứng lãng mạn thể hiện cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái tôi của Quang Dũng trong Tây Tiến là một cái tôi như thế. Nó trào ra ngay đầu bài thơ, đầy ắp và mãnh liệt trong một nỗi “nhớ chơi vơi” rất lạ, để rồi sau đó tuôn chảy ào ạt như một dòng suối trong suốt bài thơ. Cái tôi ấy có mặt ở khắp nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở, hoang sơ đến cảnh sông nước thanh bình, thơ mộng, đến một hội đuốc hoa đầy sắc màu của xứ lạ phương xa ; từ nỗi nhớ một bản làng Mai Châu “cơm lên khói” đến một “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thật hào hoa lãng mạn. Nhà thơ đã tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ bằng cách sử dụng thủ pháp đối lập. Trí tưởng tượng bay bổng khiến cho thi nhân hình dung ra một “đêm hơi”, cảm nhận được cái oai linh của Thần Núi, thấy được “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe được cả tiếng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…

Tinh thần bi tráng thể hiện ở chỗ nhà thơ không lẩn tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, lẫm liệt của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Bài thơ ba lần nói đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là cái chết sang trọng này :

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Sang trọng vì được bọc trong những tấm chiến bào, được về với Đất Mẹ, và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để đưa tiễn hương hồn người chiến sĩ. Ở đây thủ pháp cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đến đỉnh cao của nó.

Chất bi tráng làm nên sắc diện của bài thơ, có mặt trong tác phẩm, nhưng nổi rõ và in đậm dấu nhất ở đoạn thơ thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, đồng đội của ông, trong các cặp hình ảnh đối lập : giữa ngoại hình tiều tụy với thần thái “dữ oai hùm”, giữa “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” với “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, và nhất là hình ảnh của cái chết “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” với lí tưởng đánh giặc thanh thản đến lạ lùng của người chiến sĩ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”! Một tư thế ra đi như thế thì cái chết còn có nghĩa lí gì đối với họ?
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến. Đó là vẻ đẹp của một thời hào hùng rực lửa một đi không trở lại, nhưng tiếng thơ bi tráng của hồn thơ lãng mạn hào hoa Quang Dũng đã kịp ghi lại và giữ lại cho đời một khung cảnh chiến trường đã đi vào lịch sử và một “tượng đài bất tử về người lính vô danh”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×