Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.
II. Thân bài
1. Đoạn 1: Khung cảnh chia tay
* Lời của người ở lại:
- Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình. Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người.
=> Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.
* Lời của người ra đi:
- Khung cảnh chia tay: Ở một bến sông, có tiếng hát làm nền. Nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.
- Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.
- “Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của người Việt Bắc.
- Nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu:
=> Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.
2. Đoạn 2: Nỗi nhớ của người ra đi
- “Ta với mình, mình với ta… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: Khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn mà của người đi kẻ ở.
- Nỗi nhớ của người ra đi được so sánh với nỗi nhớ người yêu: Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.
- Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên: nhớ về trăng vào những buổi chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre, các địa danh quen thuộc như Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
- Nhớ về con người Việt Bắc: cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét, kỉ niệm ấm áp bên bộ đội và đồng bào cùng các điệu hát, hình ảnh mộc mạc của “cô em gái” lao động…
=> Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến
3. Đoạn 3: Bức tranh tứ bình
- Hai câu thơ đầu tiên:
- Bức tranh mùa đông
- Bức tranh mùa xuân
- Bức tranh mùa hạ
- Bức tranh mùa thu
4. Đoạn 4: Khung cảnh ra trận
- Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.
- Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.
- Hình ảnh đoàn dân công
- Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:
=> Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.
III. Kết bài
Cảm nhận chung về bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu.
Xem thêm tại Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |