Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

= Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.
1. Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm chứa đoạn thơ trên. Hoàn cảnh sáng
ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.
2. Giải nghĩa từ “tri kỉ “. Ghi lại câu thơ có sử dụng từ “tri kỉ “ trong chương trình Ng
Văn 9 . Nêu sự khác nhau giữa hai từ tri kỉ đó?
3. Trong bài thơ các hình ảnh : đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác
Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh : đồng, sông, bể, rừng ở
khổ thơ khác nhau như thế nào ?
4. Từ “ ngỡ” trong câu thơ : “ ngỡ không bao giờ quên” thuộc từ loại gì? Có tác dụng
trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ ?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
296
0
0
Vũ Thị Phương Dinh
27/11/2022 12:53:29
+5đ tặng
Câu 1:
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị
Câu 2:
- Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.
-Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa chỉ người bạn thân, hiểu bạn như hiểu mình.
Câu 3:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng"
-đồng, sông ,bể, rừng trong khổ 1 gắn liền với quá khứ tươi đẹp, là hình ảnh thực hiện lên trong tâm trí của tác giả trong những năm tháng thiết tha, nồng ấm đẹp tươi khi xưa.
-Còn đồng, sông, bể ,rừng của hiện tại là hình của tâm tưởng mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ đã qua. Là sự hối lỗi của người chiến sĩ hôm nay vì đã lãng quê quá khứ nghĩa tình. Nó là sự gợi nhắc về năm tháng, về lòng người.
Câu 4:
-từ "ngỡ " là động từ
-Từ "ngỡ" trong câu thơ “ngỡ không bao giờ quên” trong bài thơ 'Ánh trăng" của Nguyễn Duy lời khẳng định, chắc chắn là, đinh ninh là không bao giờ có thể quên được "vầng trăng" - người bạn chí cốt này. Trăng còn là biểu tượng của thiên nhiên, còn là biểu tượng của nhân dân nghĩa tình, thủy chung, trước sau như một luôn đồng hành cùng người lính.Đồng thời từ "ngỡ" còn là từ có ý nghĩa chuyển mạch cảm xúc của tác giả giữa quá khứ đẹp đẽ với hiện tại, tạo sự liền mạch trong cảm xúc hồi tưởng của Nguyễn Duy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×